Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

SÀI GÒN NGÀY ẤY

 
SÀI GÒN NGÀY ẤY
 
   Xe Mobylette
 

Xe gắn máy Velo Solex & Tiên nữ Gia Long
SÀI GÒN NGÀY ẤY
Kỹ nghệ xe hơi
 Hình ảnh Sài Gòn Hà Nội ngày ấy
Ban Kỹ thuật sưu tầm
 
Hình 1 - Một chiếc xe La Dalat được trưng bày ở Vương quốc Bỉ.
 
Sau Ðệ Nhị Thế Chiến, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyển của dân Pháp đương thời, hãng chế tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV, từ dạng chiếc xe này, Citroën đã thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chữa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Tiếp đến là loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari.

Nằm trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật của Citroën về cơ khí ô-tô và những quốc gia có ý định sản xuất phương tiện giao thông nội địa, còn được Citroën gọi là kế hoạch hợp tác FAF (Facile À Fabriquer, Facile À Financer = Dễ sản xuất, Dễ trả tiền).
 
 
Hình 2 - Một chiếc xe La Dalat tại Vương quốc Bỉ.
 
Sơ lược nguồn gốc: Hãng xe Citroën đã thiết lập một cơ xưởng ở Ðông Dương vào năm 1936, trụ sở lúc đầu đặt tại góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ hiện nay đã trở thành Caféteria Rex ở Sài Gòn. Dưới thời VNCH được dời đi và đổi tên thành Công Ty Xe Hơi Citroën, sau là Công Ty Xe Hơi Sài Gòn.
 
Hình 3 - Trụ sở Công Ty Xe Hơi Sài Gòn (viết theo kiểu đọc tây phương: Sài Gòn Xe Hơi Công Ty).
 
Dân cư ở miền Nam đã quen dùng các sản phẩm của Pháp từ thời đô-hộ nên các loại xe ô-tô thường là các loại xe xuất xứ từ Âu châu, mãi đến giữa thập niên 60 với việc nhập cảng ồ ạt các loại xe gắn máy 2 bánh: Honda, Suzuki, Yamaha, Kawasaki, Bridgestone…. Loại xe ô-tô Nhật Bản cũng chen chân vào thị trường Việt Nam: Toyota, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Daihatsu…. Xe do Pháp chế tạo đã không còn sức thu hút người tiêu thụ ngoại trừ chiếc Citroën 2CV. Hãng Citroën quyết định tung ra thị trường một loại xe thực dụng và rẻ tiền, loại xe mà các công ty sản xuất xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được.
 
Hình 4 - Một quảng cáo của công ty Xe Hơi Citroën tại Sài Gòn.
 
Dựa trên mẫu mã của chiếc Méhari và chiếc Babybrousse rất thành công ở các thuộc địa cũ, Citroën nhập cảng vào Việt Nam những cơ-phận chính như bộ phận máy, tay lái, bộ nhún, bộ thắng, v.v. còn lại như đèn, kèn báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải, v.v. được chế tạo tại Việt Nam. Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ cơ phận nhập cảng so với cơ phận nội địa là 75/25 cho đến năm cuối cùng khi hãng Citroën đóng cửa vào năm 1975 là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat: loại 4 chỗ ngồi hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở hàng.
 
Hình 5 - Một xe La Dalat trên đường phố Sài Gòn trước 1975.
 
Vài chi tiết kỹ thuật: Ðộng cơ 4 thì, 602 phân khối, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat twin), hộp số gồm 4 số tay, chuyền động ở trục bánh trước. Dài 3,5 mét, rộng 1,53 mét, cao 1,54 mét. Nặng khoảng từ 480 đến 590 kí-lô tùy theo kiểu.
 
 
Hình 6 - Một xe La Dalat được tân trang tại Sài Gòn hiện nay.
 
Nhận xét: Xe La Dalat đánh đúng vào nhu cầu của dân lao động Việt Nam: ít tốn xăng, dễ sửa chữa, cơ phận dễ thay thế và đặc biệt là các cơ phận như cánh cửa, kiếng xe, v.v. đều có thể "tự chế", dễ làm hơn các loại xe Nhật và rẻ tiền. Các bộ phận rời được bán với giá phải chăng vì hoàn toàn được chế tạo tại Việt Nam.
 
Hình 7
 
Hình 8 - Một xe La Dalat được tái chế và đăng rao bán trên một website tại Việt Nam.
 
Ước mơ của tôi lúc đó là Việt Nam sẽ chế tạo được xe ô-tô cho nước nhà, sẽ làm được xe La Dalat với 100% cơ-phận sản xuất trong nước, ước mơ đó đã sụp đổ theo Kế Hoạch Kinh Tế Hậu Chiến của VNCH vào năm 1975 khi miền Nam được giải phóng. Ngày nay nhìn lại Sài Gòn với những chiếc xe Mercedes, BMW, Audi bóng lộn chạy trên đường phố - những chiếc xe mà biết đến bao giờ Việt Nam có thể sản xuất được – thì nghe có lệnh cấm lưu thông các loại xe 3 bánh tự chế của dân lao động… thấy ngậm ngùi về hình ảnh chiếc La Dalat đã chìm vào quên lãng!
 
Hình 9 - Một xe La Dalat hiện nay tại Lào.
 
Hình 10 - Anh em họ với La Dalat, một chiếc xe Citroën Pony sản xuất tại Hy Lạp.
 
CẢM TƯỞNG CỦA ÐỘC GIẢ
 
Nguồn: website Passion-Citroën – website Sài Gòn Vietnam – website Mua Bán Rẻ - website Citroënmania – Ivan Van Laningham.

Tags: citroën, la dalat
Prev: Từ Krong Pha (Việt Nam) đến Furka (Thụy Sĩ) - Phần kết
Next: Tạp chí National Geographic và tôi

reply share
8 CommentsChronological Reverse Threaded
trongbienbui wrote on Jun 22, '09
Entry hay lắm, một bằng chứng cụ thể cho những người đến giờ còn tưởng là miền Nam trước 75 cực khổ hơn miền Bắc.
noidautinhco22 wrote on Sep 17, '09
phê quá điiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
fiatxinvang wrote on May 16

Khi tôi còn bé, cách nay gần 40 năm, tôi đã được ông anh rể cho lên ngồi xe La Dalat chạy một vòng Sài Gòn, lấy làm hãnh diện với đám nhóc bạn bè 10, 11 tuổi dạo ấy. Ðến năm 1986, thời bao cấp, còn hiếm "xe con" lắm, chỉ có cán bộ đi xa Lada va Moscowit của Liên Xô, tôi làm thầy giáo ở Sài Gòn được cử đi bồi dưỡng cải cách giáo dục cho các giáo viên thuộc Sở Giáo Dục TP. Biên Hòa, khi về, tôi đã được đi trên một chuyến xe La Dalat của Cty Sách và Thiết Bị Trường Học tỉnh Ðồng Nai. Và đó có lẽ là lần cuối cùng tôi được ngồi trên một chiếc "xe con" tên là La Dalat. Cám ơn tác giả Blog này đã sưu tầm và post lên các hình ảnh xe La Dalat. Bao nhiêu kỷ niệm xa xưa ùa về....
Lm. Lê Quang Uy, DCCT, 52 tuổi.
fiatxinvang wrote on May 16

Tôi xin phép ước đoán tác giả Blog yêu quý kỷ niệm xưa của Sài Gòn trước 75 có lẽ cũng là người trên 50 như bản thân tôi ?!? Xin cho tôi được làm quen, bắt tay nhau.... Xin gửi Mail cho tôi: Lm. Lê Quang Uy, DCCT,
ttmvcssr@gmail.com
langthang1 wrote on May 18
Cảm ơn những hình ảnh về chiếc La Dalat, một tiêu biểu cho sự thành công của VNCH về kinh tế, (cho dù vẫn phải đương đầu với cuộc xâm lăng của CS quốc tế ngang qua tay sai Bắc Việt). Nếu tôi không lầm thì vào thời gian đó, Nam Hàn và các quốc gia khác trong khu vực chưa đạt được kết quả đáng kể nào, dĩ nhiên ngoại trừ Nhật. Cho xin mấy cái hình nhen anh bạn.
rangdongsoc wrote on May 21
Cảm ơn bác Fbuis đã sưu tầm và viết một entry về chiếc xe La Dalat. Ngày xưa ông nội RÐ cũng có một chiếc giống như vậy (màu trắng). Nếu không có biến cố 30/4/75 thì chiếc La Dalat Việt Nam sau 35 năm còn phát triển tới đâu.... Thật đáng buồn và đáng tiếc.
daisyaa wrote on May 28

thập niên 70, trông mắt tôi chiếc La Dalat là một loại xe bình dân, đơn sơ và mỏng manh, nhìn không an toàn chút nào. Xe coi được thời ấy thường là Fiat hay Mercedes.... Sau gần 40 năm bỗng được nhìn lại, thật là một biểu tượng của Sài Gòn xưa sinh động.
lecongdanh wrote on May 31
La Dalat là hiệu xe... RẺ, BỀN tuy không đẹp lắm. Chạy đường xóc ổ gà là số 1. Ngoài ra cylindre làm bằng ceramique nên rất bền....

Ở Sài Gòn hiện nay vẫn còn một số người sử dụng.... Chở 3 ông mũi lõ lên tới Ðà Lạt... leo đèo ngon lành.
 
 
HÌNH ẢNH SÀI GÒN NGÀY ẤY
Ðây! Sài Gòn một thời để nhớ, nhớ những quán cafe đắng ven đường, nhớ áo eo người em gái dạo phố năm xưa...
Hình ành cuộc sống miền Nam Việt Nam trước 1975, êm ả, không nhộn nhịp chặt ních lối đi, và nhớ tất cả nhưng chỉ còn trong hình ảnh dưới đây....
Sưu tầm by Quỳnh Lan
...xem tiếp "Sài Gòn nghèo nàn đói khát đang ngày đêm mong chờ các
chiến sĩ bộ đội đến giải phóng khỏi ách nô lệ của giặc Mỹ đô hộ":
Sài Gòn trước 1975 với lương thực, trái cây thừa mứa... chạy đầy đường
Nhà hàng Continental - đường Tự Do
Rạp xi-nê REX
Ðường Nguyễn Huệ - Trung tâm Sài Gòn
Hội trường Diên Hồng (pho tượng phía trước là An Dương Vương) trên đường Công Lý,
bến Chương Dương, là trụ sở của Thượng Nghị Viện nước Việt Nam Cộng Hòa.
Trụ sở Hạ Nghị Viện thời Ðệ Nhị Cộng Hòa
Tòa Ðô Chánh Sài Gòn
Hình chụp Tòa Ðô Chánh Sài Gòn ngày 26/10/1955.
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý truất phế cựu hoàng Bảo Ðại,
chính thức từ xã hội phong kiến trở thành thể chế
cộng hòa với tổng thống Ngô Ðình Diệm
Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam
Toà Ðại sứ Hoa Kỳ (Ðại lộ Thống Nhất)
Ðường Tự Do
Khi quân Pháp rút khỏi miền Nam năm 1954 thể theo hiệp định Genève,
DDại tướng Paul Ely trao dinh Norodom lại cho đại diện của nhân dân miền Nam là
Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm trong lễ chuyển giao.
Ðúng một tháng sau đó, dinh Norodom được chính thức đổi tên thành Dinh Ðộc Lập.
Dinh Ðộc Lập trong thời kỳ Ðệ Nhất VNCH
Dinh Ðộc Lập trong thập niên 70
Chú thích: Sau 1975 đường Tự Do bị cải tên thành "Ðồng Khởi", đường Công Lý bị biến thành "Nam Kỳ Khởi Nghĩa".
Vì phải thích nghi với hàng loạt đường phố thân thuộc bị mất tên sau 1975,
dân Sài Gòn đã nghĩ ra những câu thơ rất ý nhị như là:

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Ðồng Khởi vùng lên mất Tự Do
Nữ sinh trường Gia Long (Hình chụp trong sân trường)
Lớp Ðệ Nhị B2 - 1969 (... sao lại có 1 tiên ông lạc vào đám tiên nữ Gia long thế kia... thật diễm phúc!)
Ngọc Trâm và xe hiệu đoàn
Cũng có người nghèo, nhưng tuyệt đối không có dân oan khiếu kiện đứng tuột quần nơi cửa quan và
phẫn uất hét to: "Tao còn cái quần lót thôi nè, quan tham ra mà cướp và ăn tiếp luôn đi".
Bến cảng Sài Gòn
Thư viện Abraham Lincoln(Góc Lê Lợi-Tự Do) và
cũng là tòa soạn tạp chí thế giới tự do( Free World)
Tổng Hành Dinh của công ty xăng dầu Shell Việt Nam
Bưu điện Sài Gòn
Xe hoa ngày cưới
Những chiếc phi cơ của Hàng Không Việt Nam (Air Việt Nam) tại phi trường Tân Sơn Nhất
Công viên Sài Gòn
Sông Sài Gòn
Giáo dân tham dự thánh lễ tại Vương Cung Thánh Ðường Sài Gòn
Lăng Ông Bà Chiểu
Hình Khuyết/Mất
Công trường Mê Linh với tượng Hai Bà Trưng (sau này bị giật sập)
Tượng đài Thủy Quân Lục Chiến trước Hạ Nghị Viện (sau này bị giật sập)
Tượng đài Biệt Ðộng Quân (sau này bị giật sập)
Billboard chào mừng "Welcome to sunny Sài Gòn" của hãng Hàng không Pan American
Ngày lễ Hai Bà Trưng được tổ chức mỗi năm vào ngày 6 tháng 2 Âm Lịch tại Sài Gòn.
Hằng năm thành phố chọn ra một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường
Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng trong buổi diễn hành
Bộ Tổng Tham Mưu QL-VNCH
Cảnh Sát VNCH & Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét