Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Đại biểu kiều bào dự Hội nghị người VNONN lần thứ nhất vào lăng viếng Bác



Đại biểu kiều bào dự Hội nghị người VNONN lần thứ nhất vào lăng viếng Bác

30/4Đại biểu kiều bào dự Hội nghị người VNONN lần thứ nhất vào lăng viếng Bác
Đại biểu kiều bào dự Hội nghị người VNONN lần thứ nhất vào lăng viếng Bác 
Đại biểu kiều bào dự Hội nghị người VNONN lần thứ nhất vào lăng viếng Bác


Sáng nay (21/11), trước Lễ Khai mạc Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất, các đại biểu kiều bào về tham dự Hội nghị đã dự Lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dẫn đầu đoàn là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Trần Đức Mậu.
 
Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ
 
 
Đoàn đại biểu kiều bào vào Lăng viếng Bác 
 
Tình cảm với Bác trong lòng các đại biểu luôn dạt dào với biết bao cảm xúc. Những tình cảm ấy được hun đúc trong mấy chục năm qua và luôn được các đại biểu trân trọng.
 
Ông Lê Văn Ninh (bên trái) cùng ông Lê Trọng Văn  (kiều bào Mỹ) bên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
 
Ông Lê Văn Ninh (kiều bào Mỹ) bày tỏ: Năm 1945, ông sống tại phố Cửa Bắc, Hà Nội. Khi ấy ông mới 7 tuổi và được bố đưa đến trường Bảo Hộ (Chu Văn An ngày nay) để nghe cụ Hồ về nói chuyện. Sau đó, khi rời Hà Nội sơ tán về quê, qua bất cứ ngôi làng nào ông cũng bắt gặp hình ảnh thân thương của Bác Hồ qua những bức ảnh như đamg mỉm cười và dõi theo ông. Tháng 8/1954, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn và tháng 4/1975 ông sang Mỹ. Từ đó đến nay dịp về dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ nhất cũng là lần đầu tiên ông về thăm lại đất nước, thăm lại Hà Nội sau bao năm xa cách. Và niềm vinh dự và xúc động hơn nữa là ông được vào thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông cho biết, ở Mỹ ông được đọc nhiều tư liệu về cụ Hồ, vị lãnh tụ mà ông luôn kính trọng. Việc UNESCO công nhận cụ Hồ là danh nhân văn hóa, ông nhận thấy cụ Hồ không những có ảnh hưởng lớn tới dân tộc Việt Nam mà còn có ảnh hưởng tới các nước khác trên thế giới. Ông cũng cho biết: ông luôn khâm phục đời sống giản dị của cụ Hồ và sau 64 năm rồi nhưng tình cảm của ông với cụ Hồ không bao giờ thay đổi.
Là một trong những đại biểu trẻ tuổi từ LB Nga về dự Hội nghị, chị Phạm Thị Hà (sinh năm 1982) rất xúc động và bồi hồi khi được vào viếng Lăng Bác. Chị cho biết từ hồi còn bé, lúc nào chị cũng tâm nguyện một điều là Bác Hồ luôn là người vĩ đại nhất. Và bây giờ, chị lại luôn kể cho con nghe về Bác Hồ và dạy con những bài hát về Bác Hồ.
 
Chị Phạm Thị Hà (ngoài cùng bên phải) cùng các đại biểu bên Lăng Bác Hồ 
 
“Nhớ Bác con đành viết trong thơ”
 
Ông Đinh Viết Tứ tốt nghiệp Trường Luật Sài Gòn năm 1965 và tốt nghiệp Trường Đại học Pháp Lý Hà Nội năm 1990 (khi ấy ông đã 48 tuổi).
Năm 1992, ông sang Mỹ và năm 1996 làm Chương trình phát thanh Tiếng vọng quê hương. Năm 1999 đổi thành Chương trình phát thanh Việt  Nam  quê hương. Năm 2004, ông hợp tác với bà Phùng Tuệ Châu (kiều bào Mỹ) làm Chương trình phát thanh Tiếng Quê hương radio với địa chỉ: www.tiengquehuongradio.com
Đó là câu thơ kết trong bài thơ “Nhớ Bác” của ông Đinh Viết Tứ (Việt kiều Mỹ). Ông kể: ngày 3/9/1969 năm ấy, ông đang ở Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh) thì nghe tin Bác Hồ mất. Ông đã rất đau buồn và bài thơ Nhớ Bác đã ra đời trong niềm thương nhớ Bác khôn nguôi.
 
Ông Đinh Viết Tứ tâm sự: Tình cảm với Bác Hồ trong ông được xuất phát từ khi ông còn rất nhỏ. Khi đó ông yêu thích được nghe những bài hát về Bác. Đặc biệt, khi ông sống ở làng Trì, xã Tiên Xá, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam,  ông đã được tặng một bức tranh quý in hình Bác Hồ ngồi với hai thiếu nhi, ông đã rất vui sướng và nâng niu bức tranh. Ông cũng cho biết, ông luôn thích tinh thần nhân đạo của Bác và thấy con đường cứu nước của Bác là rất cẩn trọng. Những việc làm của Bác luôn luôn xuất phát từ trái tim. Và ông luôn khâm phục cuộc sống giản dị, thanh đạm, và sự thật thà của Bác.
 
Đại biểu Đinh Viết Tứ bên Đài tưởng niệm
các anh hùng liệt sỹ  
 
Xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Nhớ Bác" của ông:
Nhớ Bác
Con tưởng sau này Bác sẽ vô
Bỗng đâu hung tín có ai ngờ
Bác đi về cõi người không hẹn
Giữa lúc non sông nửa cách bờ
Đâu chỉ riêng mình dân ta đau
Bốn bể năm châu một nỗi sầu
Trời thu không nắng mây ảm đạm
Tiễn bậc Cha chung của nghìn sau
Con đường giải phóng Bác đã khơi
Hiến dâng cho nước cả cuộc đời
Lê chân khắp chốn tìm phương thế
Tận diệt đời nô của kiếp người
Bác đã đi qua những nẻo đường
Xuyên rừng băng núi vượt đại dương
Hai vai mang nặng theo hồn nước
Độc lập tự do cho quê hương
Thuở nhỏ con hằng nuôi ước mơ
Đến khi khôn lớn thấy Bác Hồ
Từ nay mộng ấy không thành được
Nhớ Bác con đành viết trong thơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét