Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

ÔNG SƯ "THAY LÔNG" BIẾN TƯỚNG

ÔNG SƯ "THAY LÔNG" BIẾN TƯỚNG
Nhật Báo Người Việt tại Little Saigon loan tin ngày 6 th 5, 2012, sư Thông Lai sẽ hướng dẫn 400 ông bà "sư" đi khất thự dọc đại lộ Bolsa, từ Magnolia tới Bushard, gọi là " để kính mừng Phật Đản"
Sư Thông Lai ( dân trên mạng gọi là Thay Lông) tuyên bố :"“Lý do chúng tôi khất thực là muốn làm sống lại tinh thần Ðức Phật. Ngày xưa, Ðức Phật không ở trong chùa, mà đi khất thực sống qua ngày. Chúng tôi tổ chức khất thực bao gồm nhiều người tu hành là trí thức, trong ngày đó, họ lột quần áo đời thường, mặc vào chiếc áo cà sa. Họ bình đẳng với tất cả mọi người, giống như đi chung với hành khất, để thương họ nhiều hơn, theo lời Ðức Phật dạy.”

SƯ THÔNG LAI LÀ AI ?
Sư Thông Lai là em sư ni Như Thủy, ni có nhiều băng giảng biến tướng Bát Chánh Đạo nhất. Hòa Thượng là do sư tự phong.
Sư Thông Lai hiện nay là tổng khậu một lô tiệm nhang franchise Tầm Nguyên gồm Tầm Nguyên I, II và III, ở Seatle (Washington), Conroe (Texas) và Indio (California).

TẬP DƯỢT TRƯỚC KHI RA QUÂN
Như ông sư Thay Lông tuyên bố, đoàn  khất thực bao gồm nhiều người tu hành là trí thức, trong ngày đó, họ lột quần áo đời thường, mặc vào chiếc áo cà sa. Hình trên là đoàn khất thực đang tập dượt đấp y và ôm bình bát....Đúng là Biến Tướng Bát Chánh Đạo !!!

PHỦI TÓC TRƯỚC KHI XUẤT HIỆN NGOÀI PHỐ
Trước khi xuất hiện đi khất thực, sư Thay Lông tổ chức một cái lễ gọi "Xuống  Tóc" mà y gọi là "Phủi Tóc"

Thực tập đi khất thực ngoài đường

KHÔNG PHẢI NHẤT THỜI CỞI BỎ LỚP QUẦN ÁO THẾ TỤC, ĐẮP Y, CẠO ĐẦU LÀ THÀNH TĂNG NGAY ! LÀM SAO ĐỦ HẠNH LỰC ĐỂ ĐI KHẤT THỰC ?!
TẠI SAO GỌI LÀ SƯ THAY LÔNG ?

SƯ THÔNG LAI PHẠM GIỚI QUA VIỆC ĐẠO NHẠC-
Thường thì các chùa, tự viện hoặc đạo tràng thường tổ chức Tu Bát Quan Trai để cho Phật tử tu tập thân tâm qua việc thử nghiệm một ngày sống đạo của giới xuất gia.
Thuở đức Thế Tôn còn tại thế, vì lòng từ bi lân mẫn người Phật tử còn đa đoan duyên trần mà không xuất gia học Phật được, nên Ngài chế ra luật “tu Bát Quan Trai giới” cho cư sĩ được dự tu một ngày một đêm tại Tịnh xá để học hạnh xuất gia, tăng trưởng chủng tử bồ đề.
Thông thường  tu Bát Quan Trai Giới diễn ra như sau: Sáng vào nhập khóa dự lễ bạch Phật, thầy giảng và truyền trao giới pháp, thọ lãnh rồi thì phải ghi nhớ mà thực hành cho trọn ngày-đêm. Tiếp theo là tụng một thời kinh Pháp Hoa xong rồi dự lễ cúng ngọ mới đến thọ trai quá đường. Trước khi ăn phải cúng dường chư Phật, Bồ-tát và quán tưởng các ân đức theo nghi lễ. Ăn cơm trong chánh niệm, không trò chuyện cười nói, mọi cử chỉ bưng bát, gắp thức ăn, nhai nuốt đều nhẹ nhàng, thong thả, ý tứ từng niệm để giữ thân tâm thanh tịnh và trang nghiêm đạo tràng. Ăn xong lại đi theo thứ tự lên chánh điện quán Phật trong câu niệm “Nam-mô A-di-đà Phật”, chư Tăng Ni sẽ theo sự cầu mong của Phật tử mà dâng sớ cầu an hay cầu siêu nữa, xong mới hồi hướng kết thúc buổi sáng. Sau giờ an tức buổi trưa, ai nấy đều lặng lẽ tìm chỗ nghỉ ngơi; có người thích đọc kinh, sách hoặc tọa thiền, thiền hành tùy ý nhưng phải nhẹ nhàng không gây ồn ào làm động tâm giới tử và tôn trọng sự thanh tịnh ở chốn thiền môn. Đầu giờ chiều cùng với chư Tăng Ni trong chùa lạy Vạn Phật hoặc tụng kinh bộ Đại thừa. Nếu lạy Vạn Phật thì chỉ 100 đến 200 lạy thôi cũng đủ mỏi nhừ cả chân tay. Các cụ lớn tuổi có thể ngồi nghe danh hiệu Phật và cúi đầu lễ bái cũng được, nhưng Tăng Ni đều tinh tấn và dẻo dai đứng lên, quỳ mọp xuống không thiếu một lạy. Mọi người đều hoan hỷ lạy Phật và tin rằng mỗi một lạy có thể tiêu mòn bớt nghiệp chướng sâu dày bao đời của mình nên mồ hôi đổ ướt áo mà tinh thần không hề dao động, mệt mỏi. Sau thời kinh chiều lại đến lúc pháp đàm, ai cũng được thoải mái bày tỏ những nghi vấn trong Phật pháp để được nghe Tăng Ni giải đáp, có khi một vị giảng sư trong chúng xuất gia sẽ trình bày một đề tài giúp Phật tử hiểu sâu thêm về lời dạy của Phật mà hành trì cho đúng chánh pháp Chiều đến giới tử được thọ dược thực, không phải uống thuốc mà ăn nhẹ thôi, thức ăn ấy như một vị thuốc nuôi dưỡng tấm thân để tiếp sức tu học.Ăn chiều xong, thiền hành tự do trong sân chùa chờ thời khóa tối. Thời tịnh độ sẽ bắt đầu lúc 7 giờ tối…  xong, nghỉ ngơi một lúc đến 9 giờ thì ai nấy đều vào vị trí ngủ của mình để tĩnh tọa, niệm Phật trước khi ngủ. Ba giờ rưỡi sáng hôm sau thức dậy theo tiếng chuông báo, 4 giờ đi vào chánh điện công phu khuya cùng Tăng chúng xong là xả giới, hoàn tất một khóa tu Bát Quan Trai.Việc nằm ngồi giường cao, tẩm ướp hương thơm vào người, đi xem hoặc nghe tuồng ca hát xướng ….đều bị cấm.
sư nhí Trí Giải từ VN qua
Nhà Sư chân chính thì phải nghiêm trang thanh tịnh giữ gìn Giới Luật vì Giới là chủng tử của muôn ngàn Công đức và Hạnh lành. Đức Phật dạy: Sau khi ta nhập diệt thì đệ tử hãy lấy Giới đức làm thầy.
Vậy mà không ít các sư dị giáo phá bỏ hàng rào giới đức, ngồi xổm lên bàn thờ thì thật là vô cùng kinh khủng.
Dùng âm nhạc để tải đạo- thí dụ như đạo hữu Võ Tá Hân, nhạc sĩ Phạn Duy qua các bài phổ nhạc thơ Phạm Thiên Thư, Trọng Nghĩa, Mai Thành v.v...- Giới Luật không cấm. Nhưng lợi dụng âm nhạc, nhà sư nhẩy lên sân khấu múa may quay cuồng hoặc chế lời những nhạc điệu nổi tiếng trong dân gian thì quả là...DỊ HỢM nếu không muốn nói là dị đạo.
Không gì chướng tai gai mắt cho bằng một nhà sư chủ sám như ma tăng Tuệ Uy, chủ nhân tiệm nhang Hộ Pháp, cứ gân cổ "hét" nhạc rồi tụng lia lịa, không có gì là trang nghiêm thanh tịnh, trái lại trở nên bôi bác cho Phật đạo. Thế nhưng, khổ cho Thiện Nam Tín Nữ, cái gọi là GHPGVNTN hải ngoại Hoa Kỳ (tiếm danh) lại xem đó là gương mẩu, cần..."phát huy". Người ngoại đạo nghỉ sao về đạo Phật khi thấy có 2 nhà sư bước lên sân khấu song ca, mắt liếc đưa tình, môi cười chúm chím mà gọi đó là nụ cười Ca Diếp khi thấy Phật dơ đoá sen. Phật tử chính danh lấy làm hổ thẹn, chép miệng than:"đúng là nụ cười... SEN NỞ !".
Không ít đạo ca đã được hàng Phật tử thuộc lòng chẳng hạng như bài "Phật Giáo Việt Nam" của đạo hữu Lê Cao Phan, " Mừng Ngày Đản Sanh" của đạo hữu Nguyên Thông" v.v...Thế thì cần gì phải chế lời đạo nhạc tức ăn cắp giai điệu của người khác. Ăn cắp là PHẠM GIỚI.
Sau đây chúng tôi xin được trích đoạn vài nhạc khúc "đạo nhạc" của sư Thông Lai. Chúng tôi có liên lạc với ca sĩ Mỹ Lan, vợ của cố nhạc sĩ Nhật Trường, để hỏi xem tay trọc nầy có xin phép hoặc trả tác quyền không, vì y ta sản xuất CD...bán cho Phật tử mà còn lớn lối nói rằng:" Quý Vị nào muốn THỈNH CD, xin liên lạc với thầy Trí Giải ". Câu trả lởi của ca sĩ Mỹ Lan là không !!!
 
Sư Thông Lai tự xưng mình là tác giả bản nhạc Hoa Trinh Nữ do Trần Thiện Thanh (Nhật Trường) sáng tác
XIN CLICK VÀ CÁC LINKS ĐỂ NGHE vài khúc nhạc chế:
Hoa Trinh Nữ
Bình Bát Như Lai tức bài nhạc Phố Đêm
Nỗi Buồn Hoa Sen tức bản nhạc Nỗi Buồn Hoa Phượng
Ngày 4/4/2012, nhạc sĩ Thanh Sơn -tác giả nhạc phẩm Nỗi Buồn Hoa Phượng-đá trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 74, do tuổi già sức yếu, tại Bệnh viện Gia Định, Saigon. Thay Lông có biết hay không, có dự định phúng điếu ma chay hay cầu siêu chăng?
TẦM NGUYÊN HAY VỀ NGUỒN ĐÃ VỀ ĐẾN CỘI
MỜI QUÝ VỊ NGHE SƯ QUỐC QUỐC DOANH PHÁP NHƯ HÁT NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN (chúng tôi tự hạn chế một đoạn ngắn của bản nhạc) TRONG CD DO THÀNH HỘI PG THÀNH HỒ PHÁT HÀNH.
SƯ QD PHÁP NHƯ CHUYÊN ĐI TRÌNH DIỄN TRÊN CÁC SÂN KHẤU CÔNG CỘNG (VC gọi là tụ điểm), TRONG CHIẾC ÁO NÂU VÀ CHIẾC ĐẦU TRỌC, TRÔNG RẤT DỊ HƠM.
THẾ LÀ TĂNG ĐOÀN DỊ GIÁO HẢI NGOẠI ĐÃ ĐƯỢC VC BẬT ĐÈN XANH...ĐỂ RẬP KHUÔN.
VÌ AI NÊN NỔI ?
VIỆT CỘNG !!!
PHẬT TỬ CHÂN CHÁNH QUYẾT VẠCH MẶT CHỈ TRÁN BỌN MA TĂNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét