Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Lễ Đặt Bát Cúng Dường Đến 22.600 Vị Sư Tại Bangkok

Lễ Đặt Bát Cúng Dường Đến
22.600 Vị Sư Tại Bangkok
Sáng chủ nhật, ngày 25 tháng 03 năm 2012, Phật lịch 2555, trong dịp kỷ niệm 2600 năm Đức Bồ-Tát thành đạo, tại thủ đô Bangkok của Thái Lan đã long trọng tổ chức lễ cúng dường đặt bát đến 22.600 vị Tỳ Kheo và Sa Di trong Phật Giáo, địa điểm là Bùng Binh Lớn (Wongvienyai) - Bangkok.
 
Đây là lần thứ 6 trong tháng 3, sự kiện tổ chức lễ đặt bát cúng dường diễn ra tại Bangkok với mục đích là tạo cơ hội cúng dường đến 1.000.000 vị Chư Tăng để cầu nguyện cho sự trường tồn của Phật Giáo trên toàn nhân loại. 

Tất cả vật thực lương khô nhận được trong đại lễ cúng dường sẽ được chuyển đến để viện trợ cho chư Tăng ở các chùa thuộc 4 tỉnh biên giới miền Nam đang sống trong tình trạng bất ổn cũng như là hỗ trợ cho gia đình những nạn nhân trong trận lũ lụt của năm qua.
 
1
2
3
4
5
8
9
10
11
12
13
14
15
16
1803__04
1803__05
1803__06
1803__07
1803__09
1803__11
1803__08
1803__10
1803__12
1803__13
1803__14
1803__16
1803__17
1803__19

 
 
 
 
                                            From: Khai Vo <khaivo43@yahoo.com>
 
          2-  Xứ Phật 
     

                                  

Đến xứ Phật ở Ấn Độ và Nepal, bạn sẽ được hưởng không gian bao la của trời và đất, được một lần quỳ dưới chân cội bồ đề nơi Đức Phật Thích Ca giảng pháp, bỗng dưng lòng như quên hẳn mọi việc trên đời.

Chuyến đi 12 ngày về vùng đất Phật ở Ấn Độ và Nepal, đã cho chúng tôi những cảm giác bồng bềnh như thế.
Lạ lùng vùng xứ Phật
Một phật tử thành tâm nơi Đức Phật từng tu luyện
Trước ngày lên đường, anh trưởng đoàn, chuyên thực hiện tour đến vùng đất Phật đã dặn dò kỹ lưỡng: phải có lương khô để chống với hương vị cà ri của người Ấn, phải có tiền lẻ để còn giải quyết nạn ăn xin, cúng dường… và đây là một chuyến hành hương về vùng đất Phật chứ không phải là một tour du lịch bình thường nên mọi sự vất vả đang chờ phía trước.
Sau gần một ngày trời rời khỏi ga xe lửa, một chuyến xe đò với loại xe như được sản xuất từ thời cổ đại đưa chúng tôi về thành phố Sravasti, nơi được mệnh danh là kinh đô của Vương Quốc Kiều Tát La do đức vua Ba Tư Nặc trị vì vào những năm trước công nguyên.
Tiếng là Vương quốc nhưng nơi đây hiện lên như một vùng ngoại ô nào đó của… Phan Rang, và đi được hết nơi này phải mất hơn 8 giờ đường bộ, bởi ở Ấn Độ đường nhỏ hẹp, phố đầy bụi bặm, nạn kẹt xe, ăn xin và nhất là nạn… ổ voi khiến xe không thể đi nhanh hơn.
Lạ lùng vùng xứ Phật
Lạ lùng vùng xứ Phật
Tượng phật cao 25m ở Ấn Độ được xem là lớn nhất Châu Á
Đến Ấn Độ mà không nhắc đến các món ăn quả là thiếu sót. Các món ăn ở đây được làm ra từ lúa mạch nên chất bột được xem là chủ lực, còn dầu mỡ được dùng rất "hào phóng", nhưng thú vị nhất là hương vị của cà ri luôn gắn liền trong đời sống người dân Ấn.
Lạ lùng vùng xứ Phật
Lạ lùng vùng xứ Phật
Chùa Việt Nam trên vùng đất Nepal, nơi được mệnh danh là vùng đất Phật
Đặt chân được đến Kỳ Viên Tịnh Xá, chúng tôi được biết nơi được tương truyền rằng cách đây 2.600 năm ngài Cấp Cô Độc, một đại gia giàu có của kinh thành Xá Vệ, vì muốn Đức Phật có nơi thiền định và thuyết giảng tốt nhất, đã bất chấp lời thách thức của Thái Tử Kỳ Đà. Lời thách thức đó là: "Hãy lót vàng phủ kín khu vườn Kỳ Viên (rộng 2 hecta) này, lúc đó ta sẽ tính”. Cứ tưởng như một lời nói đùa, vậy mà sau đó, người hầu vào bẩm báo: “Thưa Thái Tử, ngài Cấp Cô Độc đã cho ngừơi phủ vàng khắp nơi…”. Ngạc nhiên và mến mộ cái tâm của ngài Cấp Cô Độc, Thái Tử chấp nhận thực hiện lời nói chơi của mình, và nơi đây Đức Phật đã lưu trú suốt 24 mùa an cư kiết hạ.
Tâm điểm của sự chú ý là cây Bồ Đề, do ngài Anan chiết từ cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng, là nơi phật nhập định 49 ngày để thành chánh quả, đem về trồng ở nơi đây. Chưa biết cội Bồ Đề linh thiêng như thế nào, sống thọ bao nhiêu năm, chỉ biết rằng hàng năm cuốn hút hàng vạn phật tử từ khắp nơi trên thế giới, không phân biệt tuổi tác, giới tính giàu nghèo.
Hôm chúng tôi đến là dịp may hiếm có, bởi hàng ngàn ngọn nến được sắp xếp dài cả cây số phủ quanh cả vườn Kỳ Viên, hàng trăm phật tử nối nhau đi theo hàng một đi vòng quanh và cuối cùng tập trung tại nơi xưa kia là hương thất của Đức Phật mà bây giờ chỉ còn là những nên gạch hoang sơ để tụng kinh.
Lạ lùng vùng xứ Phật
Lạ lùng vùng xứ Phật
Nơi hỏa thiêu Đức Phật
Đến đền Bát Đại Niết Bàn, nơi có tượng phật dài gần 20m, chúng tôi được chứng kiến lễ Dâng Y Đức Phật Bên ngoài đền có cây Sa La Song Thọ rất nổi tiếng, bởi đây chính là nơi Đức Phật đã từng nghỉ ngơi trước khi nhập Niết bàn. Cây mọc thẳng đứng giữa một bầu trơi xanh lồng lộng, khiến cho du khách như lạc vào một chốn thiên thai.
Rời Ấn Độ, chúng tôi đến Vườn Lâm Tỳ Ni ở Nepal, một vùng đất hiền hoà thanh tịnh chỉ cách biên giới Ấn Độ khoảng 30 cây số. Ở bên này cửa khẩu là không khí nóng hừng hực, vậy mà đến được vùng đất Lâm Tỳ Ni thì lại là một không khí hoàn toàn khác hẳn, khiến nhiều người phải thốt lên: "Đúng là vùng đất Phật". Đây chính là nơi Đức Phật đản sanh, hiện vẫn còn di tích dấu chân và cây cột đá do vua A Dục dựng lên để đánh dấu ngày Hoàng hậu Maya lâm bồn hạ sinh Thái Tử Tất Đa Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này).
Cảnh vật nơi đây thanh bình, người dân rất hiếu khách, các đoàn du lịch kéo nhau đến cúng bái rất đông, hàng trăm em học sinh cấp 2 được các thầy giáo đứng dưới hàng cây thuyết giảng về sự ra đời của Đức Phật, từng đoàn phật tử nối đuôi nhau vào tham quan, cũng có đoàn tập trung dưới gốc Bồ Đề cạnh ngay bồn nước của Hoàng Hậu năm xưa đã hạ sanh Hoàng Thái Tử để thuyết pháp. Trước đền Lâm Tỳ Ni, các sạp hàng bán lưu niệm khá phong phú. Nạn nói thách ở đây quả là số một, họ nói 10 chỉ mua khoảng 4 – 5, tuy nhiên không có cảnh chèo kéo hay bắt nạt khách hàng, ai cũng từ tốn và hiền hoà, thậm chí có gian hàng không có chủ, họ không sợ mất đồ.
Đến Lâm Tỳ Ni mà không ghé thăm Việt Nam Phật Quốc Tự, do thầy Thích Huyền Diệu trụ trì quả là một điều thiếu sót vì đây được là mệnh danh của vùng Đất Thánh, một trong tứ động tâm của vùng đất Phật nên xung quanh đây có rất nhiều ngôi chùa của các nước.
Mỗi nước có một kiến trúc độc đáo riêng biệt, mà phần đông là được xây đựng theo kinh phí của nhà nước. Riêng ngôi chùa Việt Nam của thầy Huyền Diệu có khác hơn với mọi nơi, chùa không lộng lẫy nhưng như cao hẳn hơn với dãy núi Everest, một nền xi măng được thiết kế theo bản đồ Việt Nam với các con chữ của 64 tỉnh thành và một ngôi chùa một cột đang xây cất dở dang. Thầy tâm sự: “Năm 1969, tôi đến đây chỉ là một vùng đất hoang sơ, rắn rít muỗi mòng vô số kể, đã vậy quanh di tích nơi Đức Phật Đản Sanh người dân đập phá, phóng uế bừa bãi. Quá đau lòng với cảnh tượng trên, tôi đã cầu xin Đức Phật nếu có thiêng hãy phù hộ tôi xây chùa để phật tử các nơi đổ về mà thành tâm cúng vái. Và ngày nay nơi đây đã khang trang, các phật tử về đây được được nhìn ngắm Hồng Hạc, một loại chim quý ung dung đi lại trong vườn, được uống nguồn nước mát lạnh của thiên nhiên… và tức nhiên là ai cũng thành tâm cúng bái”.
Lạ lùng vùng xứ Phật
Làm lễ dâng y cho Đức Phật
Lạ lùng vùng xứ Phật
 
Lạ lùng vùng xứ Phật
Các phật tử rất thành tâm dưới cội bồ đề nơi Đức Phật từng thuyết giảng
Lạ lùng vùng xứ Phật
 
Lạ lùng vùng xứ Phật
Tháp Đại giác nơi Đức Phật tu thành chánh quả, và bình minh trên sông Hằng của vùng đất Ấn
Lạ lùng vùng xứ Phật
Dòng sông Hằng đã trở thành huyền thoại của người dân Ấn, nơi họ thường thiêu xác người thân và rãi tro xuống dòng sông này
Lạ lùng vùng xứ Phật
Lạ lùng vùng xứ Phật
Người dân Ấn vẫn còn những cảnh nghèo
Lạ lùng vùng xứ Phật
Lạ lùng vùng xứ Phật
Lạ lùng vùng xứ Phật
Ngoài đường phố và một sạp bán hàng lưu niệm thường thấy ở vùng đất Phật
Lữ Đắc Long
Theo Infonet
                                              **************************
    3- Đại Lễ Phật Đản.
From: IBIB (PTTPGQT) <pttpgqt@gmail.com>
To: Trieu Hoang <trieuhoahoang@yahoo.com>

*******************************************************************************************************************************************************************************Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail :
pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.queme.net
*******************************************************************************************************************************************************************************
 
 
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 4.4.2012
Thay mặt Viện Hóa Đạo, Hòa thượng Thích Như Đạt gửi Thông tư Đại lễ Phật Đản 2556
 
 
PARIS, ngày 4.4.2012 (PTTPGQT) - Để chuẩn bị tinh thần cho Đại lễ Phật Đản 2556 năm nay (Rằm tháng Tư âm lịch, tức 5.5.2012), Hòa thượng Thích Như Đạt, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự, thay mặt Viện Hóa Đạo gửi Thông tư đến chư Tôn đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử các giới.
 
Hòa thượng nhận thức hiện tình thế giới Như một cơn lốc thời đại, vạn vật đang nằm trên chảo lửa chiến tranh, âm ỉ từ Châu Phi, qua Trung Đông và tràn đến Châu Á Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam đang đối mặt với ngàn năm nô lệ Bắc phương (…) Mùa Phật Đản năm nay, Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lấy phương châm thượng báo Tứ Trọng Ân nhằm góp phần hóa giải đại nạn của Dân Tộc”.
 
Kết thúc Thông tư, Hòa thượng nhắc lời dạy của Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ về yếu tính của Đạo Phật Việt Nam : “Với tinh thần giải phóng tự kỷ và tịnh hóa nhân gian, Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam, đưa Dân Tộc bước lên đường Văn Hiến như một khẳng định của Trí Tuệ, Từ Bi và Bình Đẳng. Thời cuộc có thịnh có suy nhưng Đạo Phật chưa bao giờ có thăng trầm trong đại nguyện cứu khổ, mà cứu khổ là đưa con người đến bờ Tự Do và Giải Thoát”.
 
Sau đây là toàn văn Thông tư Đại lễ Phật Đản 2556 của Hòa thượng Thích Như Đạt :
 
 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤTVIỆN HÓA ĐẠO

VP : Chùa Giác Hoa – 15/7 Nơ Trang Long – Phường 7 – Quận Bình Thạnh- Sài Gòn
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phật Lịch 255                                                                                      Số 04/VHĐ/TT
 

THÔNG TƯ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2556

------------------------------

VIỆN TRƯỞNG VIỆN HÓA ĐẠO GHPGVNTN

 
 
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
 
Kính gởi :
- Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Lưỡng Viện.
- Văn Phòng II Viện Hóa Đạo
- Các Ban Đại Diện GHPGVNTN trên toàn quốc.
- Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni.
- Đồng Bào Phật Tử các giới.
 
Kính bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa quí liệt vị
 
Lại một mùa sen nở, một mùa Đản Sinh lại về. Ánh sáng chân lý xuất hiện, cõi kham nhẫn được giải thoát, muôn loài chúng sinh được giác ngộ.
 
Trên 2500 năm đã trôi qua, vì nghiệp lực của chúng sanh, bao nhiêu chủ thuyết ra đời, bao nhiêu cuồng vọng ý thức hệ đã đưa nhân loại vào hoang tàn đổ nát cả tinh thần lẫn vật chất, riêng Đạo Phật vẫn là suối nguồn từ bi và trí tuệ xoa dịu mọi đau khổ của thế gian. Chính vì thế mà Liên Hiệp Quốc đã vinh danh ngày Đản Sinh của Đức Phật là ngày “tịnh hóa nhân gian”.
 
Như một cơn lốc thời đại, vạn vật đang nằm trên chảo lửa chiến tranh, âm ỉ từ Châu Phi, qua Trung Đông và tràn đến Châu Á Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam đang đối mặt với ngàn năm nô lệ Bắc phương.
 
Ý thức được điều đó, nhân mùa Phật Đản năm nay, Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất lấy phương châm thượng báo Tứ Trọng Ân nhằm góp phần hóa giải đại nạn của Dân Tộc :
 
1/. Đối với ân đức của Tam Bảo, người Phật Tử phải tinh tấn tu học trong tinh thần tự giác và giác tha để đưa Chánh Pháp vào thế gian nhằm loại trừ chủ nghĩa ngoại lai, độc tài toàn trị, đã gieo rắc điêu linh khốn khổ lên 85 triệu người dân Việt trên ba phần tư thế kỷ cho đến hôm nay.
 
2/. Đối với ân đức của Cha Mẹ, người Phật Tử phải phát huy tinh thần Phật Hóa Gia Đình nhằm xây dựng một thế hệ tương lai đang đứng trên bờ diệt vong của đạo đức và luân lý do chủ nghĩa duy vật cố tình nhấn chìm truyền thống của tổ tiên.
 
3/. Đối với ân đức Quốc Gia dân tộc, người Phật Tử phải tích cực phát huy tinh thần vô úy, noi gương các bậc Thiền sư Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh… để dấn thân vào việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ các quyền căn bản của con người, nhất là những người đang bị tù đày vì đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ, bảo vệ những người dân oan đang chịu cảnh lầm than vì chủ nghĩa phi nhân mà trong đó Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng ta cũng là một tập thể Dân Oan khốc liệt nhất.
 
4/. Đối với vạn loại chúng sanh, người Phật Tử phải thể hiện mối tương quan tương duyên trong đời sống, cương quyết bảo vệ tài nguyên, môi trường mà những kẻ cầm quyền đang bán đứng cho ngoại bang để trục lợi và làm giàu cho đảng phái thống trị, bỏ mặc sự khổ đau của toàn dân.
 
Vì những bản hoài ấy mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất luôn luôn là đối tượng của những sự đàn áp , khủng bố, giam cầm bất chấp luật pháp và đạo lý trong suốt 37 năm trời mà điển hình nhất là những sự cố vừa xảy ra tại Mai Vĩnh, Phước Thành, Kim Quang (Thừa Thiên Huế) Tịnh Xá Bửu Đức (Đồng Nai) và nhất là tình hình tại Chùa Giác Minh (Quảng Nam Đà Nẵng) vẫn luôn luôn bị công an, dân phòng bao vây, nội bất xuất ngoại bất nhập còn hơn một nhà tù giam giữ người tử tội.
 
Kính bạch Chư Tôn Đức
Kính thưa Quí Liệt Vị.
 
Trước phương châm nêu rõ mục tiêu của Viện Hóa Đạo, trước tình hình thực tế của Pháp Nạn và Quốc Nạn nêu trên, nhân mùa Phật Đản năm nay Viện Hóa Đạo kêu gọi Phật Tử mọi giới thực hiện các yêu cầu sau đây :
1/. Đối với bản thân :
 
- thực hiện tuần lễ chay tịnh từ mồng 8.4 âm lịch cho đến 15.4 âm lịch, thanh tịnh thân tâm để nâng cao năng lượng tâm linh, góp phần xây dựng xã hội, hàn gắn những đổ nát vì các thế lực vô minh tạo tác.
 
- tham gia các khóa lễ, các công tác từ thiện do địa phương tổ chức.
 
2/. Đối với các tư gia :
 
- Trang thiết bàn Phật trang nghiêm, treo cờ, thắp đèn để tưởng nhớ ân đức của Đấng Giác Ngộ.
 
- Khuyến khích con em tham gia các Phật Sự trong mùa Phật Đản.
 
3/. Đối với các Chùa, các Tịnh Thất, Tu Viện :
 
- Tổ chức các khóa Kinh, Tu Bát Quan Trai để bổn đạo được góp phần công đức cúng dường Tam Bảo.
 
- Trang trí với ý nghĩa thiết thực nhất nói lên ý nghĩa Đản Sanh.
 
4/. Đối với các Ban Đại Diện GHPGVNTN tại các Tỉnh, Thành :
 
- Tùy theo hoàn cảnh địa phương, cố gắng thiết lập Lễ Đài đơn giản nhưng trang nghiêm và thanh tịnh để đồng bào Phật Tử Địa Phương được chiêm bái và hành lễ.
 
- Nếu có điều kiện nên tổ chức các công tác từ thiện và ủy lạo các cá nhân và gia đình đã hy sinh vì đại nghĩa Dân Tộc.
 
- Tổ chức tuần lễ Cầu Nguyện Quốc Thái Dân An từ ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch, Khai Kinh và luân phiên tụng niệm cho đến ngày Đại Lễ Phật Đản.
 
Kính Bạch Chư Tôn Đức và Kính thưa Liệt Quí Vị
 
Ngày Phật Đản cũng là ngày mở đầu cho một mùa An Cư Kiết Hạ, là cơ hội Chư Tăng trưởng dưỡng thân tâm, nâng cao Giới Học, Định Học và Tuệ Học để xứng đáng là trưởng tử Như lai trong công cuộc Hoằng Pháp Độ Sinh.
 
Đặc biệt Nhâm Thìn năm nay nhuần hai tháng tư, cho nên tháng tư nhuần Chư Tăng, Ni sẽ vào An Cư Kiết Hạ.
 
Mùa An Cư Kiết Hạ cũng là mùa hoan hỷ của giới Cư Sĩ, được thể hiện sự cúng dường Chánh Pháp qua công cuộc hộ trì chư Tăng hoàn thành sứ mạng trong giới trường thanh tịnh.
 
Vì vậy Viện Hóa Đạo mong mỏi các Ban Đại Diện, các Tổ Đình, các Tự Viện, các chúng Cư Sĩ Phật Tử nỗ lực kiến tạo một mùa An Cư với đầy đủ ý nghĩa trong giai đoạn hiện tại.
 
Sau hết, Viện Hóa Đạo xin trùng tuyên lời dạy của Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong Đạo Từ Phật Đản PL 2549, lúc Ngài còn đảm trách Viện Trưởng Viện Hoá Đạo, để Tứ Chúng phụng hành :
 
Với tinh thần giải phóng tự kỷ và tịnh hóa nhân gian, Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam, đưa Dân Tộc bước lên đường Văn Hiến như một khẳng định của Trí Tuệ, Từ Bi và Bình Đẳng. Thời cuộc có thịnh có suy nhưng Đạo Phật chưa bao giờ có thăng trầm trong đại nguyện cứu khổ, mà cứu khổ là đưa con người đến bờ Tự Do và Giải Thoát.
 
Ngưỡng mong Chư Tôn và Phật Tử hoan hỷ đón nhận Thông Tư Phật Đản nầy trong tinh thần Hộ Pháp, Hộ Quốc và Hộ Dân.
 
NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT
 
Phật Lịch 2556, Giác Hoa ngày 01 tháng 3 năm Nhâm Thìn
(22.3.2012)
TUN. Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN
Phó Viện trưởng
kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự
(ấn ký)SA MÔN THÍCH NHƯ ĐẠT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét