| 28-Mar-2012 |
Cho tới nay (2012), Giao Điểm đã được 22 tuổi đời. Trong nhiều năm gần đây, nền thần học đoán mò của TCN đoán rằng chắc có nhiều người thắp nến cầu nguyện hiệp thông, cầu cho Giao Điểm bị con Ma Thánh (Holy Ghost) dẹp tiệm, đặc biệt là vào năm 2006, khi Giao Điểm xẩy ra một biến cố nho nhỏ do lòng tin của Giao Điểm đặt không đúng chỗ, khiến cho Giao Điểm phải chuyển mình từgiaodiem.com thành giaodiemonline.com. Từ đó, cũng như từ trước đó, Giao Điểm đã giẫm lên trên tất cả mọi chống đối, từ những lời lẽ hạ cấp của những côn đồ văn hóa, đao phủ văn chương, cho tới những cuồng phong của giới chống Cộng, và tới những cơn sóng thần của con cái Thiên Chúa, Thiên Chúa của người Do Thái, thật ra chỉ là nô lệ của Vatican. Như là một phép lạ, lạ hơn phép lạ ở Fatima hay Lourdes, vì đây là sự thật hiển nhiên tuy lạ và khó tin, Giao Điểm vẫn vững như bàn thạch và vẫn tiếp tục bước trên con đường đã chọn cho tới ngày nay, lẽ dĩ nhiên cho đến khi hết duyên, một ẩn số bất khả tri. Năm nay, để kỷ niệm Giao Điểm gần tròn 22 tuổi, với tư cách của một thân hữu lâu năm của Giao Điểm, tôi muốn viết chút ít về những điều tôi biết về tổ chức này, thứ nhất để đọc giả thấy rõ Giao Điểm là một tổ chức như thế nào, và thứ nhì để đánh tan những xuyên tạc về Giao Điểm.
Theo tôi biết thì Giao Điểm được thành lập từ năm 1990. Theo Trần Đức Viết, một thân hữu [đã qua đời] của Giao Điểm, thì SỰ RA ĐỜI CỦA GIAO ĐIỂMlà sau khi tổ chức Hội Phật Đản rất thành công với khoảng hơn 20 ngàn người tham dự tại khuôn viên của Đại Học Golden West, miền Nam California. Đây là một con số chưa từng có từ trước đến nay trong sinh hoạt Phật Giáo Việt Nam bang Cali. Từ Hội Phật Đản nầy, vài nhân sĩ từ trong ban tổ chức cho ra đời tạp chí Giao Điểm, được một số quí thầy và cư sĩ khắp nơi hưởng ứng. Sau đó, vì tờ Giao Điểm số 6 có đăng bài “Trong Núi Có Ngôi Chùa Nhỏ” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nên sinh ra chuyện một vài Phật tử chụp mũ nhau là Cọng Sản, rất ồn ào. Vì không dàn xếp được nên đã đưa nhau ra tòa. Kết quả là Giao Điểm thắng vụ kiện, người cáo buộc Giao Điểm là CS bị tòa án phạt 75 ngàn Mỹ kim. Người này (NVT) đã trốn biệt từ đó đến nay. Tên chính thức được đăng ký như mội hội vô vị lợi với chính quyền tiểu bang California của tổ thức Giao Điểm là Tổ Chức Từ Thiện Giao Điểm (Giao-Diem Humanitarian Foundation).
"Trong sinh hoạt báo chí tại nước ngoài, duy trì và phát triển một tạp chí bằng tiếng Việt chỉ bằng nguồn tài chính tự sinh mà không cần đến quảng cáo đã là khó, nhưng duy trì được đến mười năm với một lập trường và một nội dung tiền phong để khai phá hướng đi mớitrong một môi trường tư duy còn nhiều quán tính tiêu cực thì thật là thiên nan vạn nan. Nhưng Giao Điểm đã lội dòng nước ngược tại hải ngoại và vượt được "ngàn khó vạn khó" đó để hôm nay, đứng vững như thiền trượng Vạn Hạnh, tiếp tục gắn bó chặt chẽ với đạo Phật Việt Nam và Quê hương Việt Nam...”
“Trong phạm vi khả năng thực hữu, chúng tôi đang làm công việc có thể làm được: - công tác từ thiện trực tiếp hay vận động và cổ suý tinh thần từ thiện để giúp đỡ bà con ở quê nhà, và xiển dương một tinh thần và nội dung văn hóa dân tộc, trong đó có phần nghiên cứu, phê phán các nội dung tôn giáo, văn hóa khác qua thực chứng lịch sử đã tác hại cho đất nước Việt Nam và nhân loại nói chung như thế nào.”
Chủ trương của Giao Điểm Online Trang nhà www.giaodiemonline.com là một cơ quan truyền thông trong không gian Internet của Tổ chức Giao Diem Humanitarian Foundation (gọi tắt tiếng Việt là “Giao Điểm”). Tổ chức nầy đã được đăng ký với tư cách pháp nhân là một tổ chức vô vị lợi với chính quyền Tiểu bang California, Hoa Kỳ. Với chức năng của một cơ quan truyền thông do một nhóm Phật tử Việt Nam tại Mỹ chủ xướng, Trang nhà giaodiemonline chủ trương như sau: -
Phục vụ Dân tộc dưới ánh sáng của Phật pháp, và xiễn dương Phật pháp vì quyền lợi của Dân tộc.
-
Các sáng tác và thông tin trên Trang Nhà được điều hướng vào ba mục tiêu: Trừ tà, Hiển chánh và Độ sinh.
-
Nội dung và Hình thức của các sáng tác và thông tin trên Trang Nhà cần có tính nghiên cứu khoa học, lương thiện trí thức, hòa hợp xây dựng và văn phong nghiêm chỉnh.
Trang nhà giaodiemonline chân thành kêu gọi sự hợp tác của tất cả mọi người Việt trong và ngoài nước, nhất là của quý Phật tử Việt Nam, và dành quyền không đăng tải những bài không hợp với ba chủ trương trên. Mọi cá nhân và tổ chức đều được tự do trích đăng lại một phần hay toàn phần nội dung trên Trang nhà giaodiemonline, chỉ xin ghi rõ xuất xứ. BAN CHỦ TRƯƠNG |
Đó là những lời hứa hẹn của Giao Điểm đối với đất nước và độc giả. Và cho tới nay, Giáo Điểm đã thực hiện đúng những lời hứa hẹn đó chứ không mê hoặc con người bằng những lời hứa hẹn hoang đường giả dối không thể thực hiện được.
Chủ trương của Giao Điểm như trên có thể thu gọn trong ba mục tiêu: Trừ Tà, Hiển Chánh và Độ Sinh. Có thể nói, những bài viết về Ki Tô Giáo, đặc biệt là về Công giáo và Tin Lành thuộc mục “Trừ Tà”. Bởi vì những sự kiện lịch sử đã chứng tỏ bản chất của Ki Tô Giáo là một “tà đạo”, và đưa ra những sự thật về bản chất “tà” của Công giáo chính là để “trừ tà”. Thật ra, quan niệm “trừ tà” của Giao Điểm chỉ có nghĩa là “giải hoặc”, trừ đi những tà thuyết trong Công giáo chứ không phải là trừ đi Công giáo, điều mà không ai có đầu óc có thể nghĩ như vậy. Bản chất “tà” của Công giáo là như thế nào? Công giáo dựa vào niềm tin những điều viết trong cuốn Thánh Kinh cùng với những giáo lý, tín lý mà Giáo hội Công giáo tùy tiện đưa ra để lừa dối, mê hoặc đầu óc tín đồ, giam hãm họ trong một ngục tù tâm linh, tuyệt đối phải tuân theo lời dạy về “đức vâng lời” để hi vọng được ăn một cái bánh vẽ trên trời.
Trước hết, chúng ta chỉ cần đọc cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo, đọc kỹ nội dung trong đó và dùng đầu óc một chút để xét đến những bí tích, tín lý của Công giáo chúng ta sẽ thấy bản chất tà thật là rõ rệt. Nhưng “Tà” chỉ có thể lừa dối con người một thời nhưng không thể lừa dối được con người mãi mãi. Cho nên Công giáo đang suy thoái không phương cứu chữa trên khắp thế giới, là vì quần chúng đã nhận ra bản chất tà của Công Giáo, bất kể là trong Công giáo vẫn còn một số đông tin nhảm tin nhí vào những điều không thể tin được. Chính Giáo hoàng Benedict XVI cũng phải thú nhận: “Âu Châu ngày nay sống như là không biết đến Gót (của Ki Tô Giáo) và cũng chẳng cần đến sự “cứu rỗi” của Giê-su nữa”.
Nhưng đối với người Việt nam, tại sao chúng tôi lại thấy vấn đề cấp thiết là phải “giải hoặc Ki Tô Giáo”? Bởi vì lịch sử thế giới đã cho chúng tôi thấy rõ những tác hại của Ki Tô Giáo trên thế giới đối với nhân loại nói chung, Việt Nam nói riêng. Riêng đối với các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam, chúng tôi đã nhiều lần dựa vào những tài liệu bất khả phủ bác để đặt ra một số câu hỏi điển hìn, nhưng cho tới nay không hề thấy hồi đáp, một hình thức của sự thú nhận. Những câu hỏi đó như sau và có kèm theo các tài liệu :
Tại sao một giáo hội mà Công Giáo tự nhận là do chính Chúa thành lập, thường tự xưng là "thánh thiện", là "ánh sáng của nhân loại", là quán quân về "công bằng và bác ái", luôn luôn được "thánh linh hướng dẫn", là “con đường vinh quang” v...v... lại có thể có một lịch sử tàn bạo đẫm máu và vô đạo đức như lịch sử đã viết rõ về những cuộc gọi là “thánh chiến”, những tòa hình án xử dị giáo, những cuộc săn lùng phù thủy, mang về tra tấn với những hình cụ khủng khiếp nhất rồi mang đi thiêu sống, làm cho cả trăm triệu người gồm già, trẻ lớn bé các phái nam nữ vô tội chết vì sự cuồng tín của Công Giáo v…v… đến độ không còn che đậy dấu diếm được nữa nên Giáo hoàng John Paul II cùng bộ tham mưu của ông ta phải chính thức lến tiếng xưng thú 7 núi tội ác của Công giáo đối với nhân loại?
Sử Liệu về NĂM CHƯƠNG LỊCH SỬ TỘI ÁC CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO:
Tại sao trong giáo hội Công Giáo lại có những triều đại dâm loạn loạn luân, giết người của một số không ít Giáo hoàng, tự nhận là đại diện của Chúa trên trần? Tại sao Giáo hội do Chúa thành lập lại biến thành một định chế độc tài buôn thần bán thánh? Tại sao Vatican lại dính líu đến những vụ rửa tiền, buôn bán ma túy, vũ khí và liên với tổ chức Mafia? Tại sao Giáo hội lại liên kết của với các chế độ thực dân để đi truyền đạo ở các nước nghèo yếu? Tại sao đạo đức của giới chăn chiên lại suy sụp, điển hình là các vụ đồi bại như Linh mục alias “Chúa thứ hai” cưỡng bức tình dục một số nữ tu trong 27 quốc gia trên thế giới, rồi cưỡng bức một số đi phá thai? Tại sao một số không nhỏ Linh mục ở Mỹ, cũng như ở trên thế giới, kể cả Việt Nam, khoảng hơn 5000 “Chúa thứ hai” cưỡng bức tình dục trẻ em và nữ tín đồ, đến độ Giáo hội Mỹ phải bỏ ra trên 2 tỷ đô-la để bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các Linh mục loạn dâm?
Sử Liệu : Lịch sử các Giáo Hoàng:
Tại sao cho tới ngày nay mà những người Công Giáo Việt Nam ngu ngơ vẫn luôn luôn mở miệng ra là ca tụng Công Giáo là một “hội thánh” và lên án vô thần, làm như vô thần đồng nghĩa với vô đạo đức, vô tôn giáo, trong khi, xét theo lịch sử, chính cái tôn giáo của họ, Công Giáo, là vô đạo đức và vô tôn giáo vào bậc nhất thiên hạ, trong khi các đạo khác, thí dụ như đạo Phật, thường bị khoác lên mình cái nhãn hiệu vô thần, lại không hề làm đổ một giọt máu hoặc gây nên bất cứ một phương hại nào cho con người trong quá trình truyền bá trải dài hơn 2500 năm, từ trước Ki Tô Giáo hơn 500 năm?
Tài Liệu: Sự Phá Sản Tâm Linh & Đạo Đức Của Giáo Hội Công Giáo:
Phật Giáo - Ki Tô Giáo Đối Chiếu Qua Những Nhận Định Điển Hình Của Một Số Danh Nhân Trí Thức Thế Giới :
Đặc biệt, trong những tác phẩm thuộc loại trừ tà này, chúng ta phải kể đến sự đóng góp tư duy quý báu của một trí thức Công giáo đạo gốc. Đó là Charlie Nguyễn aka Thẩm Phán Bùi Văn Chấn, với bốn tác phẩm: “
Công Giáo : Huyền Thoại Và Tội Ác”, Giao Điểm xuất bản, 2001; “
Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm”, Giao Điểm xuất bản, 2002, "
Thực chất đạo Công giáo & các đạo Chúa" (2003), và "
Thế giới Hồi giáo xưa và nay" (2004) link:
http://www.sachhiem.net/index.php?content=PagingCNsub . Ngoài ra chúng ta cũng còn phải kể Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ, một trí thức Công giáo khác với 30 năm tuổi đạo, với tác phẩm: “
Công Giáo: Nhận Định Mới Về Tín Lý Và Giáo Lý”, Giao Điểm xuất bản, 2007, link:
http://www.sachhiem.net/NVTho/NVThodir.php .
Đọc giả Giao Điểm, có lẽ chỉ biết đến mục tiêu “trừ tà” này của Giao Điểm qua những bài viết về những sự thật của Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, chứ không biết đến hai mục kia: “hiển chánh “ và “độ sinh”. Ngoài “trừ tà” ra, Giao Điểm còn có các chương trình hoạt động Từ Thiện, Y Tế, Xã Hội - Văn Hóa, Giáo Dục – và Phật Sự trên ba miền đất nước, và đã đạt được những kết quả mà chưa có đoàn thể hay tổ chức nào khác của người Việt di cư làm được. [Xin đọc bảng Thành Quả Hoạt Động 10 Năm Của Giao Điểm trong số báo 39&40 (2000) kỷ niệm 10 năm của Giao Điểm.]
* THƯ MỤC GIAO ĐIỂM 1. ĐỐI THOẠI VỚI G. H. GIOAN PHAO LỒ 2 (Tái bản lần 3) Tuyển Tập Phật Giáo Trong Thế Kỷ Mới: | .......... 15 Mỹ Kim |
2. Tập 1, gồm 18 tác giả | .......... 15 Mỹ Kim |
3. Tập 2, gồm 12 tác giả | .......... 15 Mỹ Kim |
4. Tập 3 gồm 13 tác giả (Tại sao phải chấn hưng?) PHÊ BÌNH VỀ NHỮNG BÀI PHÊ BÌNH ... | .......... 15 Mỹ Kim |
5. Tập 1, trả lời ông Dương Ngọc Dũng (trong nước) [Hết] Nguyễn Kha, Trần Chung Ngọc, Trần văn Kha | .......... 15 Mỹ Kim |
6. Tập 2, trả lời Ông Đỗ Mạnh Tri Nguyễn Đăng Lâm & Trần Chung Ngọc. | .......... 10 Mỹ Kim |
7. ĐỐI THOẠI VỚI GIÁO HOÀNG (bản tiếng Anh). [Hết] | .......... 15 Mỹ Kim |
8. .A..DE RHODES, NGƯỜI ĐẦU TIÊN VẬN ĐỘNG PHÁP CHIẾM VIỆT NAM VÀ CHỮ QUỐC NGỮ (9 tác giả) [Hết] | .......... 14 Mỹ Kim |
9. NGUYỄN T. TỘ, THỰC CHẤT CON NGƯỜI VÀ DI THẢO Bùi Kha & Trần Chung Ngọc (Hết) | .......... 12 Mỹ Kim |
10. TRẦN LỤC, THỰC CHẤT CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP, Bùi Kha & Trần Chung Ngọc | .......... 12 Mỹ Kim |
11. CÔNG GIÁO CHÍNH SỬ (Tái bản lần 2) , Trần Chung Ngọc | .......... 18 Mỹ Kim |
12. VẠCH TRẦN ÂM MƯU PHÁ NGẦM PHẬT GIÁO Thích Nhật Từ & Trần Chung Ngọc | .......... 14 Mỹ Kim |
13. VATICAN THÚ TỘI VÀ XIN LỖI (6 tác giả) | .......... 14 Mỹ Kim |
14. ĐỨC TIN CÔNG GIÁO ,-Trần Chung Ngọc | .......... 15 Mỹ Kim |
15. BƯỚC ĐẦU HỌC ĐẠO (4 tác giả) [Hết] | .......... 7 Mỹ Kim |
16. CÔNG GIÁO-HUYỀN THOẠI VÀ TỘI ÁC Charlie Nguyễn [Hết] | .......... 15 Mỹ Kim |
17. CÔNG GIÁO TRÊN BỜ VỰC THẲM Charlie Nguyễn [Tái bản] [Hết] | .......... 15 Mỹ Kim |
18. BẢN CHẤT CÁC PHẢN ỨNG VỀ BÀI GIẢNG CỦA HT. NHẤT HẠNH (10 tác giả) | .......... 10 Mỹ Kim |
19. PETRUS TRƯƠNG VĨNH KÝ, NHÌN TỪ NHỮNG KHÍA CẠNH & NHẬN THỨC KHÁC NHAU (7 tác giả) | .......... 16 Mỹ Kim |
20. CHÚA GIÊ-SU LÀ AI ? GIẢNG DẠY NHỮNG GÌ ? Trần Chung Ngọc | .......... 15 Mỹ Kim |
21. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ YÊU NUỚC? Bùi Kha & Trần Chung Ngọc | .......... 12 Mỹ Kim |
22. THỰC CHẤT ĐẠO CÔNG GIÁO & CÁC ĐẠO CHÚA Charlie Nguyễn | .......... 16 Mỹ Kim |
23. SÁU THÁNG PHÁP NẠN 1963 - Vũ Văn Mẫu | .......... 20 Mỹ Kim |
24. GIÁO SĨ THỪA SAI VÀ CHÍNH SÁCH THUỘC ĐỊA Cao Huy Thuần [Hết] ] (GĐ phát hành) | .......... 20 Mỹ Kim |
25. BÚA PHÙ THUỶ (3 tập) - Trần Quý Nhu | .......... 45 Mỹ Kim |
26. BỐN MƯƠI NĂM NHÌN LẠI : 1963-2003 (20 tác giả) | .......... 20 Mỹ Kim |
27. THẾ GIỚI HỒI GIÁO XƯA VÀ NAY - Charlie Nguyễn | .......... 15 Mỹ Kim |
28. Bàn về Thiên Chúa Giáo &Tam Giáo - Đăng Thái Việt | .......... 12 Mỹ Kim |
29. KI TÔ GIÁO, NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM - Trần Quý Nhu | .......... 12 Mỹ Kim |
30. CHẤT ĐỘC DA CAM VÀ CUỘC CHIẾN VIỆT NAM Nguyễn Văn Tuấn | .......... 15 Mỹ Kim |
31. KITO GIÁO: KẾ HOẠCH CẢI ĐẠO Á CHÂU
Nhật Từ, Ngô Triệu Lịch, Trần Chung Ngọc | .......... 15 Mỹ Kim |
32. TẠI SAO TÔI BỎ GIÁO ĐIỀU CÔNG GIÁO - Phạm Hữu Tạo [Hết] | .......... 15 Mỹ Kim |
33. BANG GIAO VỚI VATICAN, NÊN HAY KHÔNG? (Tái bản) 10 tác giả. [Hết | .......... 10 Mỹ Kim |
34. LA VANG GIÁO SỬ (5 tác giả) | .......... 5 Mỹ Kim |
35. CÔNG GIÁO: NHẬN ĐỊNH MỚ VỀ TÍN LÝ VÀ GIÁO LÝ Nguyễn Văn Thọ | .......... 15 Mỹ Kim |
36. TÔN GIÁO VÀ TỔ QUỐC, NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT | .......... 15 Mỹ Kim |
37. TỪ CHÙA BẢO THIÊN ĐẾN TÒA KHÂM SỨ (với Sách Hiếm) [Hết] | .......... 15 Mỹ Kim |
Có hai sự kiện về những việc làm tiên phong đột phá của Giao Điểm trong một môi trường tư duy còn nhiều quán tính tiêu cực ở hải ngoại, luôn luôn có sự chống đối, nhưng Giao Điểm đã “mạnh dạn làm, thấy đúng là làm, vì đồng bào ruột thịt mà làm, Giao Điểm không ngại khổ, không ngại khó, quyết phá vỡ, vượt lên trên những chướng ngại vô minh” mà ít người để ý đến ảnh hưởng sâu rộng của những hành động đột phá này trên cộng đồng người Việt di cư ở hải ngoại cũng như trong quốc nội. Việc làm tiên phong đột phá thứ nhất của Giao Điểm là về lãnh vực “Trừ Tà”. Việc này cần đến cái “dũng” và “trí tuệ” trong Phật Giáo. Việc đột phá thứ hai là về lãnh vực “Độ Sinh”, việc này cần đến cái “Tâm” của người con Phật và thân hữu.
■ Thứ nhất, năm 1994, Nhà Xuất Bản Alfred A. Knopf ở New York phát hành cuốn Crossing The Threshold of Hope, nội dung là những câu hỏi của nhà báo Ý Vittorio Messori, một giáo dân Công giáo, và những câu trả lời của Giáo hoàng John Paul II. Có tất cả 34 câu hỏi ngắn và các câu trả lời của Giáo hoàng đã hình thành một cuốn sách dày hơn 200 trang. Phân tích kỹ những câu trả lời của Giáo hoàng, chúng ta thấy Ngài giảng đạo của Ngài chứ không phải là trả lời thẳng vào câu hỏi, vì Ngài thường viện dẫn Kinh Thánh để giảng đạo, kể cả những điều mà thế giới ngày nay xếp vào loại mê tín hoang đường, làm như tất cả những gì viết trong Kinh Thánh đều là những chân lý mạc khải, không thể sai lầm. Cuốn sách trên được một số giáo dân Việt Nam: Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt, Cựu Thẩm Phán Nguyễn Cần, Kỹ sư Trần Văn Trí, và Giáo sư Trần Văn Nhượng, cùng đóng góp dịch ra tiếng Việt. Tên sách là Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, và được nhà xuất bản Thăng Tiến phát hành năm 1995.
Nếu cuốn sách chỉ là về những điều Giáo hoàng giảng đạo trong Công giáo thì chẳng có mấy người ngoại đạo quan tâm. Nhưng trong cuốn sách, Giáo hoàng John Paul II đã có những nhận định sai lầm và tiêu cực, nếu không muốn nói là cố ý xuyên tạc với ác ý về Đức Phật và Phật giáo, ngoài những điều hạ thấp Mohammed và Hồi giáo. Do đó cuốn sách đã gây nên một làn sóng phê bình phản đối trên khắp thế giới, từ những nhà trí thức và tôn giáo học, kể cả một số vị ngay trong Giáo hội Công giáo, về sự bất lương trí thức và đạo đức tôn giáo trong tác phẩm trên. Giao Điểm, như là một tổ chức với chủ trương “trừ tà, hiển chánh” cũng không thể đứng ngoài nên đã nhập cuộc. Cư sĩ Phan Mạnh Lương, Chủ tịch Hội Từ thiện Giao Điểm, đã triệu tập buổi họp để xin anh em “có thái độ văn hóa tích cực và đúng mức đối với vị chủ chăn Ca-tô La-mã, người đã mở ra một cơ duyên mới cho chúng ta đối thoại kể từ thế kỷ 16” [Giao Điểm 39&40, trang 7]. Kết quả là, tháng 6, 1995, tác phẩm “Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan-Phao-Lồ II Nhân Đọc Cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” ra đời như một trái bom bức nổ.
Chúng ta nên để ý là đối với con chiên thì Giáo hoàng có nói gì hay viết gì thì con chiên chỉ có việc nghe và tuân theo cùng ca tụng, chứ không làm gì có chuyện đối thoại với Giáo hoàng. Nhưng trí thức Việt Nam là con người chứ không phải là con chiên, nên với tinh thần vô úy, 18 tác giả, 18 bài viết từ Mỹ, Pháp, Úc, Đan Mạch, Việt Nam, gửi về và những tài liệu văn hóa đó đã đập tan những luận điệu vu khống, xuyên tạc của Giáo hoàng John Paul II đối với Phật Giáo. Trong số các tác giả trên có cả sự đóng góp của người Công giáo, và tác phẩm cũng đã được gửi đến Tòa Thánh Vatican với ghi nhận của Tòa Thánh “đã nhận được”. Trước phản ứng trên thế giới, đại diện “Tòa Thánh” đã lên tiếng xin lỗi Phật Giáo. Cuốn Đối Thoại đã được độc giả hoan nghênh và đánh giá cao cho nên chỉ hai tháng sau khi ấn bản đầu tiên phát hành vào tháng 6, 1995, đến tháng 8, 1995 đã phải in lại ấn bản hai, rồi đến năm 2000 lại phải in lại lần nữa để có thế đáp ứng sự đòi hỏi của độc giả.
Năm 1997, Giao Điểm lại xuất bản cuốn
Đối Thoại bằng tiếng Anh:
Dialogue With Pope John Paul II: A Vietnamese Buddhist Critique of The Pope’s Crossing The Threshold of Hope, với tám tác giả chọn lọc trong cuốn bằng tiếng Việt. Trong cuốn này, bài “
Crossing the Threshold of Ignorance” (Bước Qua Ngưỡng Cửa Của Ngu Dốt) của Trần Chung Ngọc đã được được đưa lên trang nhà Giao Điểm:
http://giaodiemonline.com/2007/06/buocqua.htm và trang nhà Sách Hiếm với lời giới thiệu của Sách Hiếm cho các bạn trẻ quen thuộc với tiếng Anh hơn tiếng Việt như sau:
Sachhiem xin giới thiệu cùng các bạn trẻ bài của Gs Trần Chung Ngọc trong cuốn sách tiếng Anh này. Bài dài 66 trang trong cuốn sách, từ trang 1 đến trang 66, gồm có phần Tài liệu Tham Khảo ở cuối. Sachhiem để ý đây là bài duy nhất mà Gs Trần Chung Ngọc ghi học vị PhD của mình và đại học xuất thân: University of Wisconsin – Madison.
Ảnh hưởng quan trọng của tác phẩm “Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan-Phao-Lồ II Nhân Đọc Cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” không chỉ ở trong tự thân tác phẩm mà là có tác dụng cất bỏ mặc cảm của người dân nói chung, Phật Giáo nói riêng, đối với Công giáo, một mặc cảm đã được tạo nên do hoàn cảnh chính trị của nước nhà bị Pháp và tay sai Công giáo ngự trị trong 80 năm. Một vài hồi ứng điển hình của đọc giả đã nói lên sự kiện này: “Phật Giáo đã có thể ngóc đầu dậy, đứng ở vị thế cao hơn, nhìn Công Giáo chính xác hơn, không còn bị mê hoặc bởi những lời tuyên truyền sai sự thực của Công Giáo”, hoặc từ anh NHĐ ở Pháp điện thoại qua: “Cái công lớn của các cậu là làm cho người ta hết khúm núm sợ hãi Giáo quyền Vatican và chức vụ Giáo hoàng. Thật ra những bạn bè Công giáo tiến bộ của tớ đọc cuốn sách còn “sướng” hơn các cậu nhiều.” (Hạ Long, Giao Điểm 39&40, trang 7)
Sự kiện là càng ngày càng có nhiều người tham gia viết cho Giao Điểm về đề tài tôn giáo và Công giáo cũng như sự xuất hiện của nhiều trang nhà ở hải ngoại cũng như ở trong nước trong đó đọc giả đã thẳng thắn tranh luận, phê bình Công giáo, và một số giới trẻ Công giáo trong nước đã tỉnh ngộ qua những thư trao đổi với tòa soạn Giao Điểm và Sách Hiếm đã nói lên hơn gì hết ảnh hưởng của hành động vô úy tiên phong đột phá tư tưởng của Giao Điểm. Nói tóm lại, có thể nói là nhờ bước đi này của Giao Điểm mà tinh thần vô úy của Phật Giáo đã được trải rộng ở hải ngoại cũng như ở trong nước.
Chủ trương của Giao Điểm rất hợp với chủ trương của tôi, nên tôi đã tích cực viết bài gửi cho Giao Điểm. Đối với tôi, sự hấp dẫn nhất của Giao Điểm, đưa tôi đến sự cộng tác với Giao Điểm, là những hoạt động “Lội ngược dòng hải ngoại”, và thẳng thắn “phê phán các nội dung tôn giáo”, văn hóa khác qua những công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh, bởi vì cốt lõi, tôi là một nhà khoa học.
Cho tới khi tôi viết bài này thì số lượt người vào đọc giaodiemonline.com là 1,302,232 người, không kể số người đọc giaodiem.com trước đây. Lẽ dĩ nhiên không phải tất cả số người đọc Giao Điểm đều ủng hộ chủ trương của Giao Điểm. Có lẽ phần lớn không quan tâm đến những việc “hiển chánh” và “độ sinh” của Giao Điểm, mà họ vào đọc Giao Điểm để xem Giao Điểm viết những gì về tôn giáo của họ. Cho nên chúng ta ít thấy ai nhắc đến các khía cạnh này trên các diễn đàn truyền thông. Đọc xong rồi thì có người không thể nào thốt ra lời. Một số nhỏ thuộc loại hạ cấp, cặn bã của xã hội, lên tiếng, không phải để phản biện các luận điểm trong các bài, mà chỉ để vu khống, chụp mũ, và rủa sả tục tĩu Giao Điểm hay các tác giả, chứng tỏ họ đã hấp thụ được một nền giáo dục đặc biệt dành riêng cho họ, không phải để cho con người nói chung. Có người nhờ đó thay đổi tư duy. Có người hưởng ứng và tham gia viết bài cho Giao Điểm. Ảnh hưởng giải hoặc Ki-tô của Giao Điểm, tuy chưa được như ý muốn, vì Nhà Nước còn chưa muốn mở mang dân trí về vấn đề Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo nói riêng, nhưng cũng có thể nói là đáng khích lệ. Phản hồi tích cực từ phía đọc giả, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, đặc biệt là giới trẻ, tỉnh ngộ ra khỏi sự mê hoặc, và sự tham gia viết bài cho Giao Điểm và Sách Hiếm càng ngày càng nhiều đã nói lên sự kiện này.
Thật ra, rất ít người biết rõ về Giao Điểm. Tôi là người, tuy không biết hết, nhưng cũng may mắn biết khá nhiều về Giao Điểm. Tôi cộng tác với Giao Điểm thuần túy với cương vị của một người viết bài, đóng góp những hiểu biết của mình. Tôi không là thành viên của Giao Điểm, cho nên không ở vị thế có thể điều hành hay đưa ra những quyết định về tiêu chuẩn chọn bài để đăng hay không đăng. Tất cả đều do những người điều hành Giao Điểm quyết định. Nhưng không phải là tôi không biết rõ tổ chức này, nếu không biết rõ thì làm sao có thể cộng tác. Vì tôi viết nhiều bài cho Giao Điểm và trước đây cũng viết ít nhiều về nội bộ Giao Điểm, nên có người cho tôi là “lý thuyết gia” (sic) của Giao Điểm, có người còn cho tôi chính là người điều khiển nhóm Giao Điểm kiêm M.C của Giao Điểm v.v…
Có thể nói tôi thực sự cộng tác với tổ chức Giao Điểm bắt đầu từ năm 1995, khi mà tôi được Giao Điểm mời để viết bài phê bình trong cuốn “
Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ II Nhân Đọc Cuốn Bước Qua Nhưỡng Cửa Hi Vọng”, có lẽ vì Giao Điểm biết tôi đã viết trên vài tập san Phật Giáo. Đây là diễn đàn truyền thông duy nhất mà tôi cộng tác, và sau này với trang nhà Sách Hiếm (
http://sachhiem.net/ ) từ năm 2006. Cho tới ngày nay tôi không hề viết cho bất cứ diễn đàn truyền thông nào khác, nhưng tôi biết qua bạn bè, vì những bài tôi viết không giữ bản quyền nên có những người mà tôi không hề quen biết đã đưa một số bài của tôi lên những diễn đàn mà tôi rất ít biết đến, kể cả vài diễn đàn trong nước. Đối với tôi, không phải dễ dàng để tôi cộng tác với bất cứ bất cứ cơ quan truyền thông nào. Có người nói rằng bài của những tác giả đăng trên Giao Điểm và Sách Hiếm không được diễn đàn nào khác đăng, ngụ ý hạ giá trị của những bài đó. Lẽ dĩ nhiên, làm sao mà các báo thương mại hay các diễn đàn chống Cộng hay Ki Tô Giáo có thể đăng bài của chúng tôi. Giao Điểm và Sách Hiếm là hai tổ chức trí thức, độc lập, không thuộc bất cứ tổ chức nào khác,
đặt sự lương thiện trí thức lên hàng đầu, không chịu áp lực của bất cứ ai, không có mục đích thương mại, và không vì bất cứ lý do nào mà bán rẻ lương tâm của mình để loan truyền những điều không đúng sự thật. Cho đến nay, đã hội đủ và duy trì những điều kiện trên.
Tôi biết trong Giao Điểm có những nhân vật mà không có cách nào Nhà Nước có thể biến họ thành cánh tay nối dài của Nhà Nước. Tại sao? Bởi vì họ đều là những trí thức miền Nam di cư năm 1975 : Bác sĩ, Tiến sĩ, Dược sĩ, Sĩ quan cao cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa v.v... Ở ngoại quốc, họ rất thành công trong công ăn việc làm, dư tiền của để làm việc thiện, và tất cả đều nặng lòng với tiền đồ Phật Giáo. Qua các tác phẩm nghiên cứu và những bài viết của Giao Điểm, chúng ta phải thấy rằng Giao Điểm có một tầm nhìn xa về dân tộc và không có tham vọng chính trị, chỉ tập trung vào nỗ lực giải hoặc Ki Tô, đồng thời đóng góp trí tuệ trong mục đích chấn hưng Phật Giáo, cùng tham gia tổ chức những công tác từ thiện vô vị lợi. Đây cũng chính là lý do tôi đã cộng tác với Giao Điểm bấy lâu nay, Tôi tin rằng, chính Nhà Nước Việt Nam cũng không biết rõ Giao Điểm cho nên cũng chưa đánh giá đúng mức Giao Điểm. Bởi vì, nếu đánh giá đúng mức Giao Điểm, và nếu có một tầm nhìn xa hơn nữa, thì Nhà Nước đã giúp để cho những hoạt động của Giao Điểm được phổ biến tốt đẹp hơn. Lẽ dĩ nhiên, ngoại đạo và các tổ chức thù nghịch với Việt Nam không bao giờ muốn điều này xảy ra.
Thật ra, rất ít người biết sự thực về Giao Điểm. Tất cả những nhận xét bên ngoài về Giao Điểm chỉ là đoán mò, hoặc suy diễn vô căn cứ với ý đồ xấu nhằm mục đích hạ uy tín của Giao Điểm qua những thủ đoạn bất lương trí thức, chỉ vì Giao Điểm đã viết ra những sự thật về tôn giáo của một tập thể đã nổi tiếng là “hễ đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc” và “không sợ tội lỗi mà chỉ sợ có sự thật” (theo Samuel Butler), hoặc viết ra những điều đượm tinh thần dân tộc trái với tâm cảnh của những kẻ nổi tiếng là phi dân tộc hay vì thù hận một chiều một tổ chức nhưng mù quáng chuyển thành thù hận cả dân tộc. Điều lạ là có những người mà Giao Điểm cũng như tôi chẳng biết là ai và cũng chẳng đọc đến bài của họ, nhưng nếu viết với đúng ý con người nhưng nghịch với ý của con chiên, hoặc đưa một vài bài của các tác giả Giao Điểm lên các diễn đàn khác, thì y như rằng người đó tất nhiên phải … thuộc tổ chức Giao Điểm. Giao Điểm đã trở thành cái mũ để đội lên đầu những người mà Giao Điểm chẳng biết là ai, nhiều nhất là chỉ biết đến tên mà thôi.
Sau 22 năm thử thách trên diễn đàn truyền thông, một sự thử thách đặt trước giới trí thức cũng như bình dân, cộng với những công tác từ thiện hoàn toàn bất vụ lợi, không phân biệt, nơi quê nhà, Giao Điểm đã tạo được một chỗ đứng trong những cộng đồng người Việt trên thế giới và cả ở trong nước. Chỗ đứng này đạt được khi mọi giới độc giả nhận ra rằng tiếng nói và hoạt động của Giao Điểm thực sự là vì Dân Tộc, và chỉ vì Dân Tộc, chứ không vì bất cứ một phe phái, đoàn thể chính trị hay tôn giáo nào. Cũng vì vậy mà chính quyền Việt Nam không còn nghi ngờ về những mục đích của Giao Điểm như lúc đầu và Giao Điểm đã “dễ thở” hơn để thực hiện những hoạt động “hiển chánh” và “độ sinh” ở trong nước. Riêng về lãnh vực “trừ tà” thì còn nhiều giới hạn vì nhà nước, trên vị thế điều hành quốc gia, nghĩ khác với tư duy của Giao Điểm.
Trong số báo Giao Điểm 39&40, Hạ Long kết bài tường trình về những hoạt động 10 năm của Giao Điểm bằng một hứa hẹn: “Xin hẹn 10 năm sau sẽ …kể tiếp”. Nhưng số báo Giao Điểm cuối cùng, số 66, là vào năm 2008. Vì vậy chúng ta không được đọc những lời “kể tiếp” của tác giả. Tôi cảm thấy những lời “kế tiếp” này thật sự cần thiết, nên đã liên lạc với Giao Điểm để biết về những hoạt động của họ trong 12 năm qua, những hoạt động ngoài lãnh vực “trừ tà” mà tôi thường tham gia.
Trong các phần sau đây là những thông tin về chương trình “Hiển Chánh” của Giao Điểm và những số liệu về những hoạt động trong mười năm qua của Ban Từ Thiện, Hội Từ thiện Giao Điểm (Giao-Diem Humanitarian Foundation – GDHF) trong chương trình “Độ Sinh”:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét