Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Lễ bế mạc Olympics 2012

    Lễ bế mạc Olympics 2012 
                                                                           
Ca sỹ và diễn viên trình diễn trong lễ bế mạc.
Toàn bộ lễ Bế mạc là bản hòa nhạc gồm ba mươi bài hát nổi tiếng nhất của Anh trong vòng năm mươi năm qua, cùng với các màn diễn của 4,000 vũ công.
Đúng 21:30 (giờ địa phương), lễ tiễn cờ các nước tham gia Olympics 2012 bắt đầu, 204 lá cờ tiến vào sân trên nền nhạc giao hưởng da diết và hoành tráng.

Ngay sau đó là bài hát Freedom ca ngợi tự do của George Micheal.
22:15: bài hát Imagine và hình ảnh của ca sỹ John Lennon xuất hiện, khán giả cùng hòa trong nền nhạc piano trong sáng, hát về thế giới hòa bình, nơi tất cả hòa làm một.
Trong số ba mươi bài hát, song hành với phần nhạc chủ đạo của The Beatles là các DJ nổi tiếng, rappers...
Các vận động viên và tình nguyện viên cùng tham gia nhảy múa hết sức vui vẻ.
Olympics London được Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế, Jacques Rogge, cho là đã tổ chức thành công mà không tốn kém, 'Họ (nước Anh) đã thực hiện được lời hứa với chúng tôi cách đây bốn năm.'
Ý kiến khác nhau
Còn dưới đây là những ý kiến khác nhau của một số khán giả theo dõi Olympics.
Lữ Ngọc Tân, Ninh Hạ: Thế vận hội Bắc Kinh lần trước là dịp để chính quyền khoe khoang một cách rất tốn kém. Còn Olympics ở London lần này rất kinh tế, và thực sự là ngày hội thể thao cho cả nước.
Người Bắc Kinh,Montreal, Canada: Thành công của Olympics lần này là sự an toàn; mọi cuộc thi tài diễn ra an toàn cho các vận động viên. Nhưng phần yếu kém là lễ khai mạc, như một buổi hòa nhạc làm người ta buồn ngủ. Truyền thông Phương Tây thì nghi ngờ các vận động viên TQ, nghĩ họ thi đấu siêu việt như thế là nhờ doping. Đây là dịp người Phương Tây lộ rõ bản chất của mình.
Vương,Tứ Xuyên: Lần Olympics này là một sự thất bại vì phá vỡ tinh thần Thế vận hội. Nguyên tắc thi đấu công bằng không có vì họ phân biệt đối xử các vận động viên châu Á, và thiên vị đội Anh. Thật nực cười khi người Anh xưng rằng họ cao thượng.
Từ bbcvietnamese Facebook:
                                           
Sân vận động Stratford đông kín người.
Hoang Huy Nguyen:Chừng nào TQ đạt tỉ lệ khả quan như 1 huy chương trên mỗi triệu dân, hoặc tàm tạm 1 trên 2 triệu hoặc tệ là 1 trên 3 triệu thì may ra...đằng này với thành tích tỉ lệ hiện nay là 1 huy chương đạt được trên 15 triệu dân thì còn lâu lắm mới bằng đc MỸ. Hiện giờ 1 Mỹ bằng 5 TQ, hoặc 1 Canada bằng 7 TQ, hoặc 1 Anh bằng 15 TQ....ước mơ vẫn là ước mơ và sự thật vẫn là sự thật phũ phàng...
Dung Le: Một bên toàn sinh viên đại học chơi thể thao mà lên (Mỹ) với một bên là lò luyện kiểu quân luật (TQ) thì so sao được.
Nguyen Don Thinh: (Nói về VN) Thể thao, tự do, dân chủ, nhân quyền... phần nhiều chịu ảnh hưởng của sức mạnh kinh tế và sự quản lý vĩ mô của một quốc gia. nếu không đạt được sức mạnh kinh tế, không có sự quản lý vĩ mô tốt thì nằm mơ cũng chẳng bao giờ có "huy chương".
Từ BBC News:
Sheila Coleman: Các vận động viên đã làm tất cả một cách tốt nhất, và một số được huy chương, nhưng may là không phải đều của Trung Quốc etc. BBC thì làm thất vọng vì có nhiều cuộc nói chuyện, và camera đặt xa khi VĐV chạy chẳng hạn, chỉ có các lời bình là cho thấy chuyện đi đang diễn ra. Nay Coe (Sebastian Coe, Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Olympics của Anh), lại sẽ lo chuyện để lại di sản? sau vụ làm loạn chuyện bán vé, khiến hàng nghìn ghế bị bỏ trống? Thật là 'thưởng cho thất bại'.
Michduncg: Thật tuyệt vời, tôi rất vui là chúng ta đã có Thế vận hội, và thật tự hào là làm kịp, tất choáng vì các sự kiện, và cũng cảm động trước nỗ lực của những người tham gia. Tôi có đến London để đắm mình vào không khí tuyệt vời đó, và hóa ra, với tôi điều ngạc nhiên nhất là [người Anh chúng ta] lại dùng hệ đo lường thập phân [trong Olympics], chúng ta nói về mét, kilogram và km và không ai chuyển đổi [sang hệ Anh]. Thật là một nước Anh hiện đại. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét