Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Nói với Lương tâm

Nói với Lương tâm
Trước thực trạng đạo-đời điên đảo hiện nay, người tín đồ Cao Dài/ TTTN không thể TU :
-Theo giáo lý Phật giáo, vì “Vốn từ Lục Tổ thì Phật giáo đã bị bế lại … “
-Theo Công giáo vì đã thất kỳ truyền …
Trở về với Cao Dài thì không thể tu theo các Hội Thánh không phải là Tòa ThánhTây Ninh. Vì vậy mới có những dòng thô thiển này, để mình tự nhủ mình …
III. Hậu quả việc phân chia Chi phái:
1. Những hậu quả tai hại:
- Sự chia rẽ trầm trọng về tâm lý trong giới tín đồ: Nguyên tắc giáo lý của Ðạo Cao Ðài là Thương yêu và Công chánh, hay là Bác ái và Công bình, bị thương tổn dữ dội, khiến người tín đồ nhiệt tâm với Ðạo rất đau lòng, không thể nào biện bạch được trước dư luận quần chúng. Người ngoại đạo nhìn Ðạo Cao Ðài với cặp mắt khinh thường.
- Sự phân chia Chi phái làm ly tán nhơn lực và tài lực của Ðạo Cao Ðài vốn đã ít ỏi lúc ban sơ, làm nền Ðạo rã tan manh mún, trở nên yếu ớt, và công việc khuếch trương nền Ðạo, phổ độ chúng sanh bị ngưng trệ một thời gian dài, khiến một số người đã nhập môn vào đạo nãn lòng lui chơn thối bước.
2. Trong cái dở cũng có ẩn tàng cái hay.
Bên cạnh những hậu quả tai hại như đã kể trên, sự phân chia Chi phái của Ðạo Cao Ðài cũng có một vài cái hay đối với nhà cầm quyền Pháp.
- Nhà cầm quyền Pháp cho Ðạo Cao Ðài là một nhóm hỗn tạp, luôn luôn tranh quyền đoạt vị với nhau, không thể tạo thành một lực lượng đoàn kết đủ mạnh làm ảnh hưởng nền cai trị của Pháp, nhờ vậy mà họ bớt quan tâm và không cần thiết phải đàn áp Ðạo Cao Ðài.
- Sự phân chia Chi phái giúp bảo tồn nền Ðạo trước ý đồ của Pháp là muốn tiêu diệt Ðạo Cao Ðài. Nếu diệt được Chi phái nầy thì cũng còn Chi phái khác hoạt động. Họ không thể tiêu diệt hết được.
Ðạo Cao Ðài do Ðức Chí Tôn Thượng Ðế lập ra tại nước VN do Thiên thơ tiền định thì nhứt định không có một thế lực nào có thể tiêu diệt đặng. Tuy nhiên, Ðạo khai thì Tà khởi. Ðức Chí Tôn đã ban cho Quỉ Vương cái quyền thử thách người tu, làm giám khảo tuyển lựa người xứng đáng.
Kỳ Ba nầy, Ðức Chí Tôn đến cùng nhơn loại với Ðệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước mà nội dung là bốn chữ: Bác Ái - Công Bình. Ai đủ Bác Ái Công Bình thì Ðức Chí Tôn rước về cõi TLHS, nên Quỉ Vương lấy đề tài nầy mà thử thách và tuyển lựa, để lọc phàm phân Thánh.
Tuy nhiên, sự thử thách nầy xảy ra quá khắc nghiệt, khiến cho nhiều thí sinh bị đánh rớt một cách thê thảm, làm tổn hại danh thể của Ðạo. Ðức Chí Tôn có báo trước là rớt 80 %, chỉ đậu có 20 %.
Nhiều vị chưa bị thử thách thì chê bai kẻ đi trước, nhưng khi chính mình vào cuộc thì cũng bị lục dục thất tình xui khiến đi vào vết chân của người trước mà sa vào nghiệt cảnh.
Góp ý
Những cái mà CDTD cho là hay, chỉ có giá trị lúc đó, nhưng nay đã lòi chân tướng ! Vì Pháp quyền đã rút khỏi nước Việt Nam từ lâu mà Chi Phái vẫn còn là Chi Phái.
Dã là chiến thuật, chiến lược thì cái gì cũng phải “ngụy trang” mới phải, đàng này Chi phái thật sự muốn chiếm đoạt Tòa Thánh Tây Ninh, muốn lãnh đạo tín đồ có sẵn . Như thế là sao ???
Cái chiến thuật của người Cộng sản đã vạch rõ và thành công là : Chính quyền Hà Nội phân một bộ phận vào miền Nam chỉ đạo số người miền Nam thành lập “Măt trận Dân tộc giài phóng miền Nam Việt Nam”, khi thành công, họ khôn khéo thống nhứt Quốc Hội ngay, giải thể cái “ngụy trang” kia liền. Như vậy mới đúng ý nghĩa .
Nếu, người lãnh đạo tín đồ Chi Phái tự động quy nhứt về với Hội Thánh Cao Dài / TTTN, tuân hành theo lịnh dạy của Lý Giáo Tông và Phạm Hộ Pháp, nhứt định nền đạo của Dức Chí Tôn chuyển qua một khúc quanh khác … và không tệ hại như ngày nay. Trách nhiệm nầy ai chịu ???
Quý vị lãnh đạo Chi Phái đả thua cuộc với Kim Quang Sứ, như CDTD viết :
Kỳ Ba nầy, Ðức Chí Tôn đến cùng nhơn loại với Ðệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước mà nội dung là bốn chữ: Bác Ái - Công Bình. Ai đủ Bác Ái Công Bình thì Ðức Chí Tôn rước về cõi TLHS, nên Quỉ Vương lấy đề tài nầy mà thử thách và tuyển lựa, để lọc phàm phân Thánh.
Tuy nhiên, sự thử thách nầy xảy ra quá khắc nghiệt, khiến cho nhiều thí sinh bị đánh rớt một cách thê thảm, làm tổn hại danh thể của Ðạo. Ðức Chí Tôn có báo trước là rớt 80 %, chỉ đậu có 20 %.
Nhiều vị chưa bị thử thách thì chê bai kẻ đi trước, nhưng khi chính mình vào cuộc thì cũng bị lục dục thất tình xui khiến đi vào vết chân của người trước mà sa vào nghiệt cảnh.
Cao Quỳnh Tuệ Lâm
2-7-2012
 ------------------
 Chi phái:
支派A: The sects of Caodaism.P: Les sectes du Caodaïsme.
Chi: Ngành, nhánh. Phái:phe nhóm gồm nhiều người.
Chi phái là những chi nhánh do những Chức sắc của Ðạo Cao Ðài Tòa Thánh Tây Ninh tách riêng tự lập ra, không còn chịu hệ thống của Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh nữa.
Ðạo Cao Ðài do Ðức Chí Tôn Thượng Ðế lập nên, được chánh thức làm Lễ Khai Ðạo vào ngày 15-10-Bính Dần (1926).
Sau đó, một số Chức sắc cao cấp của Ðạo Cao Ðài không tùng phục Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh, nên tách riêng ra, lập cơ bút riêng, phong thưởng Chức sắc riêng, tạo thành những Chi phái của Ðạo Cao Ðài.
Từ năm 1928 đến năm 1934, có 5 Chi phái được lập ra có hoạt động đáng kể, nhưng vì muốn được con số 12 Chi phái, nên người ta kể thêm những nhóm nhỏ lẻ tẻ mà đúng ra không thể gọi là Chi phái.
Năm Chi phái có hoạt động đáng kể lúc đầu là:
1.Chiếu Minh (1927)
2.Cầu Kho (1930)
3.Minh Chơn Lý (1931)
4.Tiên Thiên (1932)
5.Ban Chỉnh Ðạo Bến Tre (1934).
Rồi từ 5 Chi phái nầy lại nảy sanh nhiều Chi phái khác nữa, như: từ Minh Chơn Lý nảy ra Minh Chơn Ðạo, từ Chi phái Chiếu Minh Vô Vi nảy ra Chiếu Minh Ðàn, Chiếu Minh Long Châu, vv... Chúng ta sẽ khảo sát kỹ ở phần sau.
Từ trước tới nay, ít tín đồ Cao Ðài muốn thảo luận vấn đề nầy một cách công khai và cởi mở, vì lẽ: người chủ trương lập Chi phái thì đứng núp sau lưng các Ðàn cơ và biện minh trách móc; người không chủ trương thì hoang mang hoặc không dám bàn, sợ phạm thượng mang tội .
Người tín đồ thì chẳng hiểu bề trong, nên chỉ biết đi theo Chức sắc lãnh đạo ở địa phương mình. Thành phần tín đồ trí thức hiểu biết thì đâm ra khó chịu, tủi thẹn, rồi xa Ðạo, hoặc rút về tu tại gia, không muốn tham gia vào việc Ðạo.
Còn Hội Thánh thì không muốn phơi bày việc không tốt của Hội Thánh cho tín đồ biết vì sợ người ngoài biết được mà khinh rẻ cười chê, và làm suy giảm tín ngưỡng, nên mong mỏi những Chức sắc lập Chi phái hồi tâm, thương Thầy mến Ðạo mà trở về cùng Hội Thánh, hoặc được sự hộ trì của các Ðấng thiêng liêng để vấn đề được dàn xếp ổn thỏa êm đẹp.
Sự chia rẽ trầm trọng trong nội bộ của Ðạo Cao Ðài sau ngày Khai Ðạo dẫn đến sự phân chia Ðạo Cao Ðài thành nhiều Chi phái, đã làm cho biết bao thế hệ tín đồ Cao Ðài có nhiệt tâm thương Thầy mến Ðạo phải ngậm ngùi đau khổ, hổ thẹn; nhưng chúng ta không nên vì đó mà ém nhẹm đi, cần phải phơi bày ra để phân tích tìm hiểu, rút kinh nghiệm, để từ đây đến mãi về sau, không còn đi vào vết xe đã đổ trước nữa.


Chi phái:

KHẢO CỨU VỀ CHI PHÁI
Tiên tri sự phân chia Chi pháiNguyên nhân phân chia Chi pháiHậu quả việc phân chia Chi pháiCác Chi phái của Ðạo Cao Ðài
Tổng kết số lượng Chi pháiVấn đề qui hiệp các Chi phái Cao ÐàiPhần Phụ: Tiểu Sử các vị lãnh đạo Chi phái
Nói với Lương tâm
Trước thực trạng đạo-đời điên đảo hiện nay, người tín đồ Cao Dài/ TTTN không thể TU :
-Theo giáo lý Phật giáo, vì “Vốn từ Lục Tổ thì Phật giáo đã bị bế lại … “
-Theo Công giáo vì đã thất kỳ truyền …
Trở về với Cao Dài thì không thể tu theo các Hội Thánh không phải là Tòa Thánh Tây Ninh. Vì vậy mới có những dòng thô thiển này, để mình tự nhủ mình …
II. Nguyên nhân phân chia Chi phái:
Trước khi nêu ra các nguyên nhân phân chia Chi phái, xin độc giả xem 2 đoạn Thánh Ngôn sau đây của Ðức Chí Tôn:
TNHT: Ngày 21-4-1930 (âl 23-3-Canh Ngọ)
·Xin mạn phép góp ý từng chỗ \
CDTD – chừa từ : Tr … khổ lụy thấy vậy , chẳng đành .\
"Thầy phải sửa cải Thiên thơđể cho mỗi đứa được có ngày giờ và thế lực mà dìu dắt nhau cho tròn phận sự, nhưng rốt lại, Tà quyền cũng lấn lướt chất Thánh, bước tục dẫn chơn phàm. Thầy rất đau lòng mà dòm thấy con cái líu xíu bị lầm vào đường Tà quái.
Ðứa thì mê tài, đứa thì ham cận sắc, đứa bị biếm vào lối lợi quyền, đứa bị xô vào nơi thất đức. Mỗi đứa mỗi nẻo, đều quăng sạch chất thiêng liêng, lầm lủi đưa tay theo mấy mươi động.
Hại nữa, các con bị nó tàng ẩn xô cho dang nhau, bứt nghiến tình đoàn thể, chặt lìa dây liên lạc, giành xé cắn rứt nhau như kẻ khác nhà, gà riêng ổ, cho đừng có thế lực chi mà kình chống với chúng nó, rồi rốt cuộc lại thì các con phải lần lần bị manh mún phân chia, sa vào hang sâu vực thẳm.
Thầy tưởng để cho các con lo liệu giành giựt đương cự với chúng nó, nhưng dòm Thiên thơ thì tám phần mười đã sa ngay vào chơn của Quỉ vương vày đạp, mà lại phần đông các con là bậc phẩm cao, chức trách trọng hậu. … (chừa một đoạn 3 hàng)
Tà đã thắng Chánhthì con (Thượng Trung Nhựt) làm thế nào đương cự cho kham. Con là đứa Thầy tin cậy hồi ban sơ, tuy bước đường cũng lắm lúc sai lầm nhưng nhờ các Ðấng thiêng liêng thương mà chỉ dẫn, nên bước vừa trờ tới kịp lúc trở ra.
Thương hại thay cho nhiều đứa khác, quyền chưa từng nắm, của chưa từng cầm, sắc chưa từng gần, lợi chưa từng thấy, bị lũ quái tùy Thiên thơ, đem treo trước mắt mà phải lầm lủi bước đường, chơn linh quí hóa kia mắc lẫn với xác phàm mà phải chịu muôn đời chìm đắm.
Ðạo tuy cao, song nên biết sức Quỉ cũng chẳng hèn. Nếu không ngăn ngừa dằn lửa nóng trong tâm thì lửa Tam Muội của Quỉ vương đốt cháy." (chừa phần còn lại đến hết bài)
Thánh Ngôn Sưu Tập:14-7-1932 (âl 11-6-Nhâm Thân)
"Thầy đến cùng các con chỉ trông cậy có một điều là làm phương nào cho các con đặng thiệt lòng thương yêu hòa thuận cùng nhau. Thầy đã hết lời khuyên dạy buổi đầu, lại để lời tiên tri dặn bảo, mà các con chẳng biết vâng lời, cứ gây đoan những điều hờn giận, dối trá, gạt nhau, đòi phen lại dám mượn danh Thầy mà làm lợi khí.
Thầy hỏi: - Thằng CA nó phản đạo là tại cớ nào? Nói Thầy nghe thử...
- Không phải vì vậy mà thôi, mà tại gương xấu của các con phản phúc lẫn nhau, nhục mạ lẫn nhau, mưu hại lẫn nhau, giành giựt quyền hành, gây điều bất chánh, đến đỗi HTÐ cũng thế. TẮC! Con nghe rõ: nhiều đứa dùng cơ bút mà làm ngọn đao thương đặng sát phạt mắng chửi nhau, ngày nay mới làm mối oan khiên cho Tà Thần bắt chước.
Hại thay cho một nền tôn giáo chơn chánh dường nầy, bị phàm tâm của các con đã ra ô trược...
Thầy đã thấy trong Thiên thơ, tội tình của mỗi đứa, Thái Bạch đã giao nạp cho Ngọc Hư Cung rồi, đã đủ mặt CTÐ và HTÐ đều có hết."
Như vậy, các nguyên nhân gây chia rẽ để lập thành các Chi phái, có những nguyên nhân do bên trong và do từ bên ngoài, nhưng tựu trung 4 nguyên nhân chánh sau đây:
Anh hùng tánh cá nhân, muốn làm một ông vua xứ nhỏ hơn là làm đại thần của một nước lớn.Sự bất đồng ý kiến, sự mâu thuẩn trong nội bộ khiến không thể cộng tác với nhau được.Mỗi người hay mỗi nhóm có lập cơ bút riêng, và chính cơ bút nầy phong cho họ những chức tước cao cấp theo lòng mong muốn của họ, và xúi giục họ lập Chi phái không tùng mạng lịnh của Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh.Bên ngoài thì nhà cầm quyền Pháp xúi giục phân chia làm cho nền Ðạo rã tan thành manh mún, không còn đủ sức để đe dọa nền thống trị của nước Pháp.
Người Pháp lúc đó rất sợ Ðức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, vì trước khi theo Ðạo Cao Ðài, Ngài là Thượng Nghị Sĩ của Thượng Nghị Viện Nam Kỳ, đứng đối lập với chánh quyền để tranh đấu cho quyền lợi của dân chúng VN, như vụ chống tăng thuế điền, làm Pháp phải nhượng bộ.
Trong văn thư số 23 của Ðức Phạm Hộ Pháp gởi cho Bắc Tông Ðạo (Hà Nội), lúc Ngài ở Kim Biên (Nam Vang) đề ngày 12-3-Mậu Tuất (dl 29-4-1958), Ngài có viết:
"Khi mới mở Ðạo thì mấy anh lớn đều do nơi trường quan lại của Pháp, trong hàng Phủ và Ðốc phủ, mà họ đương cầm quyền Chủ Quận hay Phó Chủ Tỉnh. Vì cớ mà Pháp đã ra lịnh cho mấy anh ấy phải từ khước, không đặng hiệp tác cùng Anh Lê Văn Trung, là tay nghịch hẳn cùng Pháp đã rõ ràng bằng cớ. Pháp lại hứa cùng mấy anh lớn ấy rằng: Họ muốn tu theo Ðạo Cao Ðài thì họ tự lập Chi phái, rồi họ sẽ được sự bảo vệ đặc biệt của Pháp, còn theo Anh Lê Văn Trung thì họ sẽ bị khủng bố, không cho làm quan lại của Pháp nữa.
Ðiều ấy mấy anh lớn cũng không đủ sợ, vì công danh quyền lợi mình mà nhảy ra thành lập Chi phái, nhưng tới khi Pháp hăm rằng: sẽ khủng bố đến con cái của họ đương du học tại Pháp, tiền cấp học bổng bị thâu lại, và không cho cha mẹ có phương thế gởi tiền sang cho nữa đặng tiếp tục việc học hành. Ðiều nầy làm cho họ kinh khủng hơn hết. Thật ra thì cả con cái mấy anh đương du học tại Pháp và tương lai của chúng rất nên sáng lạn, sẽ bị bỏ dở vì cuộc trả thù của Pháp.
Bởi cớ cho nên họ lén trở về hội đàm cùng Anh Quyền Giáo Tông liệu phương gỡ rối. Buổi ấy có mặt "Qua" và chính mình Qua khuyên họ nên nghe lời Pháp, lập Chi phái dưới quyền bảo hộ của họ, miễn là Ðạo đặng truyền bá là đủ.
Nguyên do lập Chi phái của Ðạo là như thế."
Tóm tắt lại phần nầy, xin lấy bài Thánh giáo sau đây của Ðức Phạm Hộ Pháp giáng cơ ngày 1-4-Kỷ Dậu (dl 16-5-1969) in trong Thánh Giáo Sưu Tập của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Ðài Giáo VN trang 161:
"Công quả khai ÐÐTKPÐ có thể nói là Bần đạo đã đóng góp được hai phần ba công quả ấy, nhưng buồn vì nước nhà chủ quyền không được bảo đảm kể từ thuở khai đạo, các đàn anh cũng vì lẽ ấy bị chi phối rất nhiều.
Từ chỗ vị kỷ, vị danh, vị lợi, cũng như tự ái, tự đại, tự tôn, nên đã gây ra cảnh chia ly phân tán, đã để lại một gánh nặng cho đoàn hướng đạo ở hậu sanh. Ðó là điều đáng buồn và cũng là kinh nghiệm quí giá cho đàn em trong mai hậu.
Nếu mình mỗi người biết đặt đạo lý Chí Tôn, quyền pháp và nhân sinh lên trên hết, và tự trọng tự ái vì danh dự của quốc gia dân tộc và đạo pháp thì không có kẻ hở nào để bạo quyền chuyên chế, ngoại nhập khuynh đảo để rẽ chia.
Vết xe trước đã sụp đổ, đoàn xe sau nên tránh. Kể ra đàn anh chịu phần trách nhiệm rất lớn trong sứ mạng.
Chính vì thế mà trong hàng tiền bối, người nào không làm đúng Thiên ý thì sẽ bị triệu hồi để đảm nhận phần vụ khác. Tuy về non Tiên, Phật cảnh, nhưng chưa được hưởng ngôi vị của mình, phải còn có nhiệm vụ đến khi nào mục đích của Chí Tôn khai đạo được hoàn thành, các hàng tiền bối ấy sẽ tùy công đức mà định vị."./-
Góp ý :
Trong phần này, tôi thấy có hai đoạn nếu không muốn nói là vô lý.
-Thứ nhứt là phần Thánh Ngôn sưu tập, đặc biệt là ngôn từ “thắng CA … “, tôi không tin là của đức Chí Tôn.
-Phần mà CDTD gọi là Thánh Giáo. Thánh giáo của đức Hộ Pháp sao lại giáng cơ ở Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Dài Giáo Việt Nam. Tôi nghi ngờ, là năm 1969, tức trước 75, Hội Thánh trọn quyền. Tại sao Hộ Pháp lại giáng đàn như vậy. Tôi khẳng định vô lý và không tin.
Nói với người viết sách :
Người viết sách hoàn toàn chịu trách nhiệm với những gì viết ra. Nếu điều viết làm cho người ít học, kém nhận thức làm theo điều sai lạc, thì kẻ viết bài phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Là một vị HT. nếu không đủ khả năng suy diễn thì thôi, còn hơn là chép sách các Hội Thánh vu vơ mà đắc tội.
Tôi thương yêu nhắc nhở người viết, nhớ sự tích con trâurải lộn cỏ trước phải bị đày làm trâu ăn cho hết cỏ. Người viết sách đạo sai, chẳng biết quyền năng thiêng liêng hình phạt cách nào. Xin hãy nhớ cho !
Cao Quỳnh Tuệ Lâm
2-7-2012
III. Hậu quả việc phân chia Chi phái:
1. Những hậu quả tai hại:
- Sự chia rẽ trầm trọng về tâm lý trong giới tín đồ: Nguyên tắc giáo lý của Ðạo Cao Ðài là Thương yêu và Công chánh, hay là Bác ái và Công bình, bị thương tổn dữ dội, khiến người tín đồ nhiệt tâm với Ðạo rất đau lòng, không thể nào biện bạch được trước dư luận quần chúng. Người ngoại đạo nhìn Ðạo Cao Ðài với cặp mắt khinh thường.
- Sự phân chia Chi phái làm ly tán nhơn lực và tài lực của Ðạo Cao Ðài vốn đã ít ỏi lúc ban sơ, làm nền Ðạo rã tan manh mún, trở nên yếu ớt, và công việc khuếch trương nền Ðạo, phổ độ chúng sanh bị ngưng trệ một thời gian dài, khiến một số người đã nhập môn vào đạo nãn lòng lui chơn thối bước.
2. Trong cái dở cũng có ẩn tàng cái hay.
Bên cạnh những hậu quả tai hại như đã kể trên, sự phân chia Chi phái của Ðạo Cao Ðài cũng có một vài cái hay đối với nhà cầm quyền Pháp.
- Nhà cầm quyền Pháp cho Ðạo Cao Ðài là một nhóm hỗn tạp, luôn luôn tranh quyền đoạt vị với nhau, không thể tạo thành một lực lượng đoàn kết đủ mạnh làm ảnh hưởng nền cai trị của Pháp, nhờ vậy mà họ bớt quan tâm và không cần thiết phải đàn áp Ðạo Cao Ðài.
- Sự phân chia Chi phái giúp bảo tồn nền Ðạo trước ý đồ của Pháp là muốn tiêu diệt Ðạo Cao Ðài. Nếu diệt được Chi phái nầy thì cũng còn Chi phái khác hoạt động. Họ không thể tiêu diệt hết được.
Ðạo Cao Ðài do Ðức Chí Tôn Thượng Ðế lập ra tại nước VN do Thiên thơ tiền định thì nhứt định không có một thế lực nào có thể tiêu diệt đặng. Tuy nhiên, Ðạo khai thì Tà khởi. Ðức Chí Tôn đã ban cho Quỉ Vương cái quyền thử thách người tu, làm giám khảo tuyển lựa người xứng đáng.
Kỳ Ba nầy, Ðức Chí Tôn đến cùng nhơn loại với Ðệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước mà nội dung là bốn chữ: Bác Ái - Công Bình. Ai đủ Bác Ái Công Bình thì Ðức Chí Tôn rước về cõi TLHS, nên Quỉ Vương lấy đề tài nầy mà thử thách và tuyển lựa, để lọc phàm phân Thánh.
Tuy nhiên, sự thử thách nầy xảy ra quá khắc nghiệt, khiến cho nhiều thí sinh bị đánh rớt một cách thê thảm, làm tổn hại danh thể của Ðạo. Ðức Chí Tôn có báo trước là rớt 80 %, chỉ đậu có 20 %.
Nhiều vị chưa bị thử thách thì chê bai kẻ đi trước, nhưng khi chính mình vào cuộc thì cũng bị lục dục thất tình xui khiến đi vào vết chân của người trước mà sa vào nghiệt cảnh.

Địa Chỉ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét